Không có mối quan hệ tác động giữa thâm hụt cán cân vãng lai và

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến cán cân thanh toán của việt nam (Trang 26 - 28)

2. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách nhà nước và

2.4. Không có mối quan hệ tác động giữa thâm hụt cán cân vãng lai và

và thâm hụt ngân sách nhà nước

Trong trường hợp chi tiêu Chính phủ ổn định trong một thời gian dài với nguồn tài trợ là thuế, với những năm nguồn thu từ thuế vượt quá mức chi tiêu, Chính phủ sẽ cho vay; ngược lại khi số thu từ thuế thấp hơn mức chi tiêu, Chính phủ phải đi vay. Nhờ có đường chi tiêu ổn định qua các năm, nên Chính phủ dự báo được mức thu thuế hợp lý cho tương lai.

Khi Chính phủ quyết định cắt giảm thuế thì buộc phải sử dụng nguồn tiền từ đi vay vào bù đắp thiếu hụt NSNN. Khi Chính phủ quyết định tăng thuế, số tiền tăng thêm sẽ được sử dụng để chi trả cho các khoản lợi tức trái phiếu của các khoản vay Chính phủ. Bên cạnh đó, ở khu vực tư nhân, mức thu nhập khả dụng trong hiện tại và tương lai đều tác động đến quyết định tiêu dùng hiện tại.

Trong điều kiện hoàn hảo với các giả thuyết như trên, nếu Chính phủ cắt giảm thuế sẽ làm giảm nguồn thu NSNN, làm giảm tiết kiệm công do chi ổn

định, NSNN bị thâm hụt. Tuy nhiên, việc giảm thuế lại giúp gia tăng tiết kiệm tư nhân do người dân quyết định dựa vào tình hình hiện tại và kỳ vọng tương lai, họ cho rằng việc cắt giảm thuế trong hiện tại sẽ cần được bù đắp trong tương lai bằng cách tăng thuế, vì vậy họ gia tăng tiết kiệm để chuẩn bị trả cho khoản thuế tăng lên trong lương lai. Khi xét tổng của hai chiều tác động giảm tiết kiệm công, tăng tiết kiệm tư nhân thì tiết kiệm quốc gia không bị ảnh hưởng. Như vậy, NSNN bị thâm hụt không ảnh hưởng đến tiết kiệm quốc gia, từ đó không tác động đến CCVL.

Ngược lại, khi Chính phủ cắt giảm thuế, thu nhập thực tế của người dân tăng lên, nhu cầu nhập khẩu cũng tăng lên. Người dân cho rằng, trong tương lai thuế sẽ tăng, cơ hội mua hàng nhập khẩu sẽ giảm xuống, vì vậy người dân tập trung nhập khẩu ngay trong hiện tại, làm CCVL có xu hướng thâm hụt. Do trì hoãn thuế chỉ mang tính tạm thời nên tình trạng gia tăng nhu cầu nhập khẩu cũng mang tính ngắn hạn trong khu vực tư nhân. Thâm hụt CCVL làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng giảm thuế lại khuyến khích đầu tư và tăng trưởng kinh tế, tổng của hai chiều tác động là nền kinh tế ổn định trong ngắn hạn, do đó không tác động đến NSNN. Như vậy, CCVL bị thâm hụt không tác động đến thâm hụt NSNN.

Bằng mô hình thực nghiệm, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, mặc dù NSNN và CCVL cùng thâm hụt tại một thời điểm, nhưng hai cán cân này lại không có mối liên hệ tác động lẫn nhau với trường hợp của Ai Cập, Iran, Marocco, Syria, Nigeria, Tunisia và Bahrain những năm 1977 - 2003 (Hashemzadeh, N. và Wilson, 2006).

Thực tế đã chỉ ra, mỗi một quốc gia, trong từng thời kỳ kinh tế khác nhau lại gặp các loại hình thâm hụt kép khác nhau. Vì vậy, Chính phủ không nên áp dụng máy móc bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác mà cần phân tích, tìm được nguyên nhân của hiện tượng này, từ đó đề ra các chính sách kinh tế phù hợp nhằm cải thiện tình trạng CCVL và NSNN.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến cán cân thanh toán của việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w