Giải thích các biến độc lập:

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến cán cân thanh toán của việt nam (Trang 32 - 35)

4. Khung phân tích và phương pháp nghiên cứu

3.3.2. Giải thích các biến độc lập:

- GFB: chênh lệch giữa thu (T) và chi (G) ngân sách của chính phủ, được tính bằng %GDP, trong đó T là nguồn thu ngân sách Nhà Nước, bao gồm các khoản nhận viện trợ và G là chi tiêu của chính phủ, bao gồm các khoản tiền trả lãi vay

T, G được tính theo Cẩm nang Thống kê Tài chính Chính phủ (GFS) do Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) ban hành về khái niệm thu và chi ngân sách.

Theo lập luận, chính phủ chi càng nhiều thì lượng nhập khẩu càng nhiều dẫn đến thâm hụt trên thì đây là nguyên nhân chính gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai nên kỳ vọng có quan hệ đồng biến (+).

- GE là chi tiêu chính phủ (tính bằng % GDP), theo Ahking và Miller (1985), Kia Amir (2006), Allen and Smith (1983), Darrat (1987) và Hamburger and Zwick (1981) thì khi chính phủ chi tiêu càng cao tức GE càng cao tức thì sẽ làm AD dịch chuyển sang phải theo mô hình AS- AD, khi đó lạm phát sẽ tăng, sẽ làm cho hàng hóa trong nước đắt hơn hàng hóa nước ngoài. Điều này kích thích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, làm xuất khẩu ròng giảm và kéo theo cũng ảnh hưởng xấu đến tài khoản vãng lai. Theo kỳ vọng thì chi tiêu chính phủ càng cao sẽ làm cho tài khoản vãng lai càng thâm hụt nên quan hệ nghịch biến (-). GE được tính theo Cẩm nang Thống kê Tài

chính Chính phủ (GFS) do Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) ban hành về khái niệm về chi ngân sách.

- GDPG: tốc động tăng trưởng kinh tế, được tính bằng %, là những thay đổi trong thu nhập của nền kinh tế trong 1 khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Có 2 thước đo cơ bản về thu nhập quốc dân được sử dụng phổ biến, đó là tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ( Perkin 2006, Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung 2008).

* GNP: tính sản lượng công dân của một quốc gia tạo ra, bao gồm hàng hóa và dịch vụ do công dân quốc gia đó sống ở nước ngoài tạo ra.

* GDP: tính sản lượng được tạo ra trong lãnh thổ một quốc gia, bao gồm sản lượng do người nước ngoài cư trú tạo ra, nhưng không tính sản lượng do công dân nước đó sống ở nước ngoài tạo ra. Theo đó, tăng trưởng kinh tế trong đề cương này sẽ sử dụng tăng trưởng GDP.

-GMS: tốc độ tăng cung tiền rộng M2, được tính bằng %. Theo Ahking và Miller (1985), Kia Amir (2006), Allen and Smith (1983), Darrat (1987) và ), Hamburger and Zwick (1981), Nguyễn Văn Dần (2007) khi có thâm hụt ngân sách thì biện pháp chính phủ hay áp dụng nhất là tăng cung tiền để bù đắp vào khoảng thâm hụt đó. Tuy nhiên hậu quả của việc tăng cung tiền là lạm phát tăng và sẽ kéo theo cân bằng thương mại cũng bị ảnh hưởng và cuối cùng là cân bằng cán cân vãng lai cũng ảnh hưởng theo nên kỳ vọng sự tăng cung tiền và cân bằng tài khoản vãng lai có quan hệ nghịch biến (-).

Theo Perkin (2006 ) Cung tiền là tổng tất cả tài sản dễ thanh khoản trong hệ thống tài chính, bao gồm: lượng tiền lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng , lượng tiền gửi không kỳ hạn (D), được hiểu là cung tiền M1 ( tiền hẹp). Nếu thêm vào tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm (T) có tính nới lỏng gần như tiền gửi không kỳ hạn, nên có thêm cung tiền M2 ( tiền rộng).

Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các biến trong mô hình và kỳ vọng dấu

CAB Cân bằng tài khoản vãng lai (% GDP) DPG Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)

GFB Cân bằng tài khóa chính phủ

(%GDP) +

GMS Tốc độ tăng cung tiền rộng M2 -

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến cán cân thanh toán của việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w