Một số nước khác trên thế giới:

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2000 2017 (Trang 37)

Vào những năm 1990, Canada đã giảm chi tiêu công khá đáng kể. Họ đã đánh giá nhiều bộ phận khác nhau và cắt giảm chi tiêu tới 20% trong vòng bốn năm qua hội đồng quản trị. Điều này đã chứng minh một chính sách thành công trong việc giảm thâm hụt ngân sách. Trong giai đoạn cắt giảm chi tiêu này, nền kinh tế Canada tiếp tục phát triển cũng giúp giảm thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, trong quá trình cắt giảm chi tiêu, nền kinh tế Canada được hưởng lợi từ lãi suất thấp hơn để thúc đẩy chi tiêu, xuất khẩu cao hơn sang Mỹ và tỷ giá hối đoái yếu hơn. Nền kinh tế mạnh mẽ làm cho việc cắt giảm chi tiêu dễ dàng hơn nhiều.

Trong những năm 1920, Vương quốc Anh đã cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ, (được gọi là Geddes Axe), nhưng, kết hợp với tiêu chuẩn vàng (tỷ giá hối đoái cố định), điều này góp phần giảm phát và tăng trưởng thấp hơn. Do đó, trong giai đoạn này, chính phủ đã không thành công trong việc giảm tỷ lệ nợ so với GDP.

Trong cuộc khủng hoảng Eurozone, nhiều nước châu Âu đã cắt giảm chi tiêu của chính phủ để cố gắng và giảm thâm hụt ngân sách. Ví dụ, Hy Lạp, Ireland và Tây Ban Nha đều cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên, những cắt giảm chi tiêu này đã góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, dẫn đến thu thuế thấp hơn và tăng nợ cho GDP. Việc cắt giảm chi tiêu này đã kém hiệu quả hơn nhiều trong việc giảm thâm hụt ngân sách vì các quốc gia này không thể giảm giá (Euro là tỷ giá hối đoái cố định), họ không thể theo đuổi chính sách tiền tệ và Eurozone đang suy thoái. Do đó, cắt giảm chi tiêu đã kém hiệu quả trong việc giảm thâm hụt nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề kinh tế hơn nữa.

Gần đây, Pháp đã tăng thuế đối với người giàu lên hơn 70% nhằm tăng doanh thu và cắt giảm thâm hụt thâm hụt ngân sách, một số người đã phàn nàn rằng điều này là quá cao và tạo ra sự bất mãn khi làm việc tại Pháp. Nếu thuế suất biên cao làm giảm động lực làm việc, doanh thu thuế tăng có thể thấp hơn kế hoạch.

Vào những năm 1970, Vương quốc Anh đã nộp đơn xin tiền cứu trợ từ IMF. Một gói cứu trợ thường đi kèm với các hướng dẫn nghiêm ngặt về việc giảm thâm hụt - điều này có thể dễ dàng hơn về mặt chính trị khi nó được thi hành từ bên ngoài.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 3.1. Kết luận

Mô hình hồi quy tìm ra mối quan hệ của thâm hụt ngân sách nhà nước với tăng trưởng kinh tế. Thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tiêu cực, tích cực và trung lập tới tốc độ tang trưởng kinh tế

Ưu điểm của nghiên cứu: mô hình không bịbỏsót biến quan trọng và không gặp các vấn đề thống kê khác.

Hạn chế: mô hình gặp khó khăn về thời gian và hạn chế tiếp cận số liệu thực tế. Các số liệu không nhiều (n=18) gây khó khăn trong việc tìm và xác định biến độc lập trong quá trình thành lập và xử lý số liệu. Mô hình còn có ý nghĩa chưa thực sự cao (R2

=0.94) Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tìm ra ngưỡng thâm hụt ngân sách mà trung lập với tốc độ tang trưởng kinh tế Việt Nam cũng như nghiên cứu để tìm được mức nợ công tối ưu để thức đẩy tốc độ tang trưởng của kinh tế Việt Nam bằng các phương pháp lượng đã được học tập và nghiên cứu.

Phương pháp có thể được sử dụng đó là Rolling Threshold Technique bằng cách sử dụng biến giả. Giá trị của biến này nhận giá trị 1 nếu mức thâm hụt ngân sách vượt một ngưỡng xác định. Bằng cách này, chúng ra có thể ước lượng ảnh hưởng gia tăng của thâm hụt ngân sách lên tăng trưởng kinh tế.

3.2. Hàm ý chính sách

Dựa trên các kết quả rút ra từ việc thực hiện mô hình thực nghiệm, đánh giá mối quan hệ cũng như tác động của thâm hụt ngân sách nhà nước và các biến số có liên quan đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2000-2017, thông qua phương pháp ước lượng OLS, rút ra từ nghiên cứu một số gợi ý chính sách.

Các kết quả thực nghiệm chỉ ra có sự khác biệt trong tác động của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia khác nhau. Điều này hàm ý chính sách phải tùy vào đặc điểm riêng của từng quốc gia.

Trước hết cần phải phân biệt được giảm thâm hụt ngân sách và bù đắp thâm hụt ngân sách. Giảm thâm hụt ngân sách chỉ có cách là tăng thu và giảm chi. Điều này phải được thực hiện ngay từ khi dự toán ngân sách và xuyên suốt trong quá trình triển khai. Trong trường hợp có thâm hụt ngân sách thì trên bảng cân đối Ngân sách Nhà nước sẽ xuất hiện thêm mục bù đắp thâm hụt để cân bằng giữa thu và chi.

3.2.1. Một số biện pháp bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước

Phát hành tiền

Biện pháp này giúp cho Chính phủ huy động nhanh nguồn vốn để cân đối ngân sách Nhà nước mà không tốn kém nhiều chi phí nhưng sẽ gây ra lạm phát nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp tham hụt ngân sách.

Phát hành trái phiếu Chính phủ

Khả năng vay bằng trái phiếu của Chính phủ bị giới hạn trong phạm vi lượng tiết kiệm của khu vực tư nhân. Mặt khác, nhu cầu vay nợ của Chính phủ sẽ đẩy lãi suất thị trường tăng lên.

Vay nợ nước ngoài

Thực hiện thông qua vay từ nguồn vốn ODA, phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường tài chính quốc tế. Việc gia tăng vay nợ nước ngoài trước mắt sẽ làm đồng nội tệ lên giá, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu, tình trạng cán cân thanh toán quốc tế. Trong dài hạn có thể gia tăng áp lực khủng hoảng nợ.

Vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phụ thuộc cả về chính trị lẫn kinh tế và làm giảm dự trữ ngoại hối khi trả nợ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất và cái vòng nợ - trả lãi - bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của ngân sách cho các thời kỳ sau.

Để vay nợ có hiệu quả cần tăng năng suất lao động, tăng đầu tư để có thặng dư trả nợ và giảm dần thâm hụt. Tuy nhiên tại Việt Nam do năng suất lao động và hiệu quả đầu tư thấp nên thâm hụt ngân sách liên tục xảy ra và tăng nhanh khiến tỷ lệ nợ công trên GDP cũng tăng cao ở mức báo động. Ngoài ra còn có thể làm tăng lãi suất thị trường, mất ổn định tỷ giá… khiến Việt Nam đi vào vòng luẩn quẩn bội chi, vay nợ, trả nợ, mất ổn định kinh tế, tăng bội chi và nếu lâu dài có thể dẫn đến tình trạng vỡ nợ.

3.2.2. Một số giải pháp giảm thâm hụt ngân sách nhà nước

Về giảm chi:

Xét cơ cấu chi ngân sách nhà nước gồm 3 phần chủ yếu: chi tích lũy cho đầu tư phát triển, chi cho tiêu dùng kinh tế - văn hóa - xã hội và chi trả nợ trong và ngoài nước. Vấn đề cắt giảm chi trả nợ trong nước là điều không thể thực hiện được. Các khoản nợ nước ngoài đến hạn thì nhà nước phải trả, kể cả các khoản vốn của các tổ chức tài chính, tiền tệ thế giới cho quốc gia vay với lãi suất thấp, ưu đãi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Cắt giảm chi tiêu dùng cho kinh tế - văn hóa - xã hội cũng có giới hạn.

Đành rằng nhà nước đã sử dụng chính sách tiết kiệm trong chi dùng ngân sách nhà nước, thực hiện chống tham nhũng, chống lãng phí trong việc sử dụng công quĩ nhà nước. Nhưng biện pháp đó không đồng nghĩa với cắt giảm chi dùng ngân sách nhà nước mà thực chất có thể hiểu là biện pháp để sử dụng vốn ngân sách nhà nước có hiệu quả cao hơn. Những khoản tiết kiệm được của mục đích này sẽ được sử dụng cho mục đích khác cấp bách hơn. Nhà nước chỉ cắt giảm được các khoản như chi phí quản lý, mua sắm trang bị. Còn tiết kiệm chi cho nhu cầu thường xuyên (chủ yếu chi cho con người) về hoạt động bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương là không đáng kể. Hơn nữa, nếu xử lý lạm dụng biện pháp này để giảm thâm hụt ngân sách nhà nước, xét về lâu dài sẽ dẫn đến hậu quả xấu khôn lường cho tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị - xã hội. Điều đó lại làm cho ngân sách nhà nước càng thâm hụt hơn. Cắt giảm chi tích lũy cho đầu tư phát triển là điều dễ cảm nhận mâu thuẫn với yêu cầu tăng trưởng kinh

tế - xã hội. Tóm lại, dùng giải pháp cắt giảm chi để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước cũng chỉ là biện pháp tình thế, và lâu dài thì tiêu cực nhiều hơn tích cực.

Về tăng thu

Điều mà mỗi quốc gia quan tâm hàng đầu để xử lý thiếu hụt ngân sách nhà nước là tăng thu ngân sách nhà nước. Tăng thu ngân sách nhà nước bằng biện pháp tích cực khai thác mọi nguồn thu, thay đổi và áp dụng các sắc thuế mới, nâng cao hiệu quả thu.

Tăng thu có thể thực hiện thông qua tăng thuế nhưng giải pháp này thường không được sự ủng hộ từ dân chúng, và xét về lâu dài lại ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế - tiền tệ. Hơn nữa theo các cam kết Hiệp định thương mại, Việt Nam thậm chí còn phải giảm dần thuế phí theo lộ trình. Tuy nhiên Việt Nam vẫn có thể tăng thuế thu nhập cá nhân và thuế VAT. Tại các nước phát triển, thuế thu nhập cá nhân chiếm tỷ trọng thu lớn nhất trong cơ cấu tổng thu Chính phủ từ thuế và lệ phí nhưng ở Việt Nam thì chỉ mới gần 20 năm nay mới có loại thuế này.

Tuy nhiên, cần lưu ý khi tăng thu vẫn phải chú ý khuyến khích các ngành, vùng trọng điểm để tạo lực đẩy cho nền kinh tế và phải xác định cái gốc cơ bản là phải tăng thu ngân sách nhà nước bằng chính sự tăng trưởng kinh tế.

Như vậy, giải pháp để có nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước hợp lý là kết hợp tăng thu, giảm chi và các nguồn vay nợ trong và ngoài nước. Về lâu dài muốn cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước thì phải đảm bảo tính hiệu quả hợp lý của các khoản thu để nuôi dưỡng nguồn thu bằng phát triển kinh tế quốc gia.

3.2.3. Một số đề xuất khác

Khắc phục tình trạng dàn trải trong đầu tư công

Chính phủ cần sớm nghiên cứu, xây dựng, công bố bộ tiêu chí đánh giá, xếp thứ tự ưu tiên lựa chọn những dự án đầu tư đưa vào danh mục đầu tư công và phân bổ vốn đầu tư. Tập trung cho các công trình dở dang, thiếu vốn nhằm hoàn thành dứt điểm để đưa vào sử dụng, tránh kéo dài thời gian thực hiện, gây lãng phí trong đầu tư. Đây sẽ là cơ

sở quan trọng để xử lý tình trạng phân bổ vốn đầu tư tràn lan hay phân bổ vốn đầu tư cho các dự án không có khả năng giải ngân.

Bảo đảm kỷ luật ngân sách nhà nước

Trong thực tế, việc sử dụng ngân sách lãng phí khiến người dân rất bức xúc, lo lắng và nguyên nhân lãng phí bắt nguồn từ suy nghĩ ngân sách là “tiền chùa”; vì vậy có việc chi sai mục đích, chi phục vụ bệnh thành tích, như: tổ chức nhiều sự kiện, lễ kỷ niệm, lễ đón nhận danh hiệu một cách hoành tráng, rầm rộ, quan tâm xây dựng các trụ sở nhiều hơn là thực hiện các chính sách dân sinh...

Để tránh tình trạng gây lãng phí không cần thiết Chính phủ cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo điều hành, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiên quyết chống lãng phí, xác định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong quản lý ngân sách. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ giao tự chủ, gắn trách nhiệm giải trình khoán chi, tạo cơ chế giám sát chặt chẽ.

Phát triển nội lực kinh tế, chuyển đổi cơ cấu và mô hình tăng trưởng

Xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, lành mạnh hóa thị trường tài chính, áp dụng các biện pháp phá sản đối với các ngân hàng thương mại yếu kém.

Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp một các cách thực chất theo lộ trình và kế hoạch đã được phê duyệt. Tái cơ cấu danh mục vốn đầu tư và tài sản của khu vực nhà nước, trước hết là doanh nghiệp nhà nước; chuyển tài sản thương mại và cơ hội kinh doanh cho khu vực tư nhân, vốn đầu tư thu được đầu tư phát triển hạ tầng và các chức năng khác của Nhà nước;

Hoàn thiện thể chế đầu tư công, nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực đầu tư công. Đổi mới cơ chế quản lý và phân bổ đầu tư công theo nguyên tắc cạnh tranh, trên cơ sở lĩnh vực ưu tiên đầu tư và các đề xuất dự án tốt, khả thi qua đó giảm xin cho trong phân bổ đầu tư công.

Tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và chịu áp lực cạnh tranh thị trường. Trao quyền tự chủ đẩy đủ cho các tổ chức, đơn vị sự nghiệp công, để họ hoạt động theo cơ chế thị trường, đồng thời tự do hóa, thị trường hóa dịch vụ công, mở cửa cho tư nhân tham gia.

Cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển DN tư nhân ở cả cấp Trung ương và địa phương. Tập trung tái cơ cấu phát triển các ngành ưu tiên, nòng cốt là các DN tư nhân trong nước, giữ vai trò dẫn dắt và thực hiện quá trình tái cơ cấu ngành kinh tế.

Tái cơ cấu các thị trường nhân tố sản xuất quan trọng bao gồm thị trường quyền sử dụng đất, thị trường nhân lực và thị trường khoa học và công nghệ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Thị Hiền, 2017. Giáo trình tài chính tiền tệ_Trường Đại học Ngoại Thương, Nhà xuất bản Lao động.

2. Đỗ Ngọc Huỳnh, 2007. Budget deficit and economics growth in developing countries - the case of Viet Nam. Kansai Instutute for Social and Economic Research.

3. Phạm Thế Anh, 2014. Thâm hụt ngân sách, nợ công và rủ ro vĩ mô ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế - phát triển, số199, trang 18-28.

4. Nguyễn Tuấn Kiệt, Nguyễn Toàn Trung, 2017. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt cán cân vãng lai tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế- phát triền, số 236, trang 17-25.

5. Sử Đình Thành, 2012. Thâm hụt ngân sách và lạm phát, minh chứng thực nghiệm ở Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Kinh tếvà Kinh doanh châu Á, số 259, trang 40-48

6. Don Capener, Richard Cebula, Fabrizio Rossi, 2017. Impact of federal budget deficits on the ex ante real interest rate yield on Moody’s Baa-rated long-term corporate bonds, 1960-2015. International Journal of Social Economics, volume 9.

7. Huỳnh Thế Nguyễn, Nguyễn Lê Hà Thanh Na, 2015. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, tập 18, số Q2-2015.

8. Đăng Văn Cường, Phạm Lê Trúc Quỳnh, tháng 7-8/2015. Tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng ở các nước Đông Nam Á. Tạp chí Phát triển& Hội nhập, số23(33), trang 19-23.

9. Hoàng Văn Sâm, 2002. Thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp. Luận Án thạc sĩ kinh tế.

10. World Bank, Inflation, GDP deflator (annual %) from 2000 to 2016 [online]. Available at Acessed on 30/05/2018

https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.DEFL.KD.ZG?end=2016&start=2000 World Bank, General government final consumption expenditure (% of GDP) from

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2000 2017 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w