Một số biện pháp bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2000 2017 (Trang 40 - 41)

Phát hành tiền

Biện pháp này giúp cho Chính phủ huy động nhanh nguồn vốn để cân đối ngân sách Nhà nước mà không tốn kém nhiều chi phí nhưng sẽ gây ra lạm phát nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp tham hụt ngân sách.

Phát hành trái phiếu Chính phủ

Khả năng vay bằng trái phiếu của Chính phủ bị giới hạn trong phạm vi lượng tiết kiệm của khu vực tư nhân. Mặt khác, nhu cầu vay nợ của Chính phủ sẽ đẩy lãi suất thị trường tăng lên.

Vay nợ nước ngoài

Thực hiện thông qua vay từ nguồn vốn ODA, phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường tài chính quốc tế. Việc gia tăng vay nợ nước ngoài trước mắt sẽ làm đồng nội tệ lên giá, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu, tình trạng cán cân thanh toán quốc tế. Trong dài hạn có thể gia tăng áp lực khủng hoảng nợ.

Vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phụ thuộc cả về chính trị lẫn kinh tế và làm giảm dự trữ ngoại hối khi trả nợ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất và cái vòng nợ - trả lãi - bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của ngân sách cho các thời kỳ sau.

Để vay nợ có hiệu quả cần tăng năng suất lao động, tăng đầu tư để có thặng dư trả nợ và giảm dần thâm hụt. Tuy nhiên tại Việt Nam do năng suất lao động và hiệu quả đầu tư thấp nên thâm hụt ngân sách liên tục xảy ra và tăng nhanh khiến tỷ lệ nợ công trên GDP cũng tăng cao ở mức báo động. Ngoài ra còn có thể làm tăng lãi suất thị trường, mất ổn định tỷ giá… khiến Việt Nam đi vào vòng luẩn quẩn bội chi, vay nợ, trả nợ, mất ổn định kinh tế, tăng bội chi và nếu lâu dài có thể dẫn đến tình trạng vỡ nợ.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2000 2017 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w