Một số giải pháp giảm thâm hụt ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2000 2017 (Trang 41 - 42)

Về giảm chi:

Xét cơ cấu chi ngân sách nhà nước gồm 3 phần chủ yếu: chi tích lũy cho đầu tư phát triển, chi cho tiêu dùng kinh tế - văn hóa - xã hội và chi trả nợ trong và ngoài nước. Vấn đề cắt giảm chi trả nợ trong nước là điều không thể thực hiện được. Các khoản nợ nước ngoài đến hạn thì nhà nước phải trả, kể cả các khoản vốn của các tổ chức tài chính, tiền tệ thế giới cho quốc gia vay với lãi suất thấp, ưu đãi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Cắt giảm chi tiêu dùng cho kinh tế - văn hóa - xã hội cũng có giới hạn.

Đành rằng nhà nước đã sử dụng chính sách tiết kiệm trong chi dùng ngân sách nhà nước, thực hiện chống tham nhũng, chống lãng phí trong việc sử dụng công quĩ nhà nước. Nhưng biện pháp đó không đồng nghĩa với cắt giảm chi dùng ngân sách nhà nước mà thực chất có thể hiểu là biện pháp để sử dụng vốn ngân sách nhà nước có hiệu quả cao hơn. Những khoản tiết kiệm được của mục đích này sẽ được sử dụng cho mục đích khác cấp bách hơn. Nhà nước chỉ cắt giảm được các khoản như chi phí quản lý, mua sắm trang bị. Còn tiết kiệm chi cho nhu cầu thường xuyên (chủ yếu chi cho con người) về hoạt động bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương là không đáng kể. Hơn nữa, nếu xử lý lạm dụng biện pháp này để giảm thâm hụt ngân sách nhà nước, xét về lâu dài sẽ dẫn đến hậu quả xấu khôn lường cho tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị - xã hội. Điều đó lại làm cho ngân sách nhà nước càng thâm hụt hơn. Cắt giảm chi tích lũy cho đầu tư phát triển là điều dễ cảm nhận mâu thuẫn với yêu cầu tăng trưởng kinh

tế - xã hội. Tóm lại, dùng giải pháp cắt giảm chi để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước cũng chỉ là biện pháp tình thế, và lâu dài thì tiêu cực nhiều hơn tích cực.

Về tăng thu

Điều mà mỗi quốc gia quan tâm hàng đầu để xử lý thiếu hụt ngân sách nhà nước là tăng thu ngân sách nhà nước. Tăng thu ngân sách nhà nước bằng biện pháp tích cực khai thác mọi nguồn thu, thay đổi và áp dụng các sắc thuế mới, nâng cao hiệu quả thu.

Tăng thu có thể thực hiện thông qua tăng thuế nhưng giải pháp này thường không được sự ủng hộ từ dân chúng, và xét về lâu dài lại ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế - tiền tệ. Hơn nữa theo các cam kết Hiệp định thương mại, Việt Nam thậm chí còn phải giảm dần thuế phí theo lộ trình. Tuy nhiên Việt Nam vẫn có thể tăng thuế thu nhập cá nhân và thuế VAT. Tại các nước phát triển, thuế thu nhập cá nhân chiếm tỷ trọng thu lớn nhất trong cơ cấu tổng thu Chính phủ từ thuế và lệ phí nhưng ở Việt Nam thì chỉ mới gần 20 năm nay mới có loại thuế này.

Tuy nhiên, cần lưu ý khi tăng thu vẫn phải chú ý khuyến khích các ngành, vùng trọng điểm để tạo lực đẩy cho nền kinh tế và phải xác định cái gốc cơ bản là phải tăng thu ngân sách nhà nước bằng chính sự tăng trưởng kinh tế.

Như vậy, giải pháp để có nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước hợp lý là kết hợp tăng thu, giảm chi và các nguồn vay nợ trong và ngoài nước. Về lâu dài muốn cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước thì phải đảm bảo tính hiệu quả hợp lý của các khoản thu để nuôi dưỡng nguồn thu bằng phát triển kinh tế quốc gia.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2000 2017 (Trang 41 - 42)