Ngưỡng nợ chưa phải chỉ tiêu duy nhất để đánh giá tình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế việt nam bài 1 (Trang 33 - 34)

III. Giải pháp-Kết luận

1.Ngưỡng nợ chưa phải chỉ tiêu duy nhất để đánh giá tình

"Nợ công của Việt Nam vẫn đang trong ngưỡng an toàn" là điều được phát biểu thường xuyên bởi các nhà lãnh đạo.Tuy nhiên, ở cả phần trình bày và thảo luận trực tiếp, các chuyên gia đến từ Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đều nhấn mạnh không nên dựa quá nhiều vào ngưỡng nợ.

- Ngưỡng nợ công là thông số hữu ích nhưng chỉ nhìn vào cái ngưỡng đó là chưa đủ.Ta cần phải xem các nước có nền kinh tế tương tự có ngưỡng nợ thế nào, và phải tính đến cả rủi ro về lòng tin. Và bởi không thể dự báo rủi ro trên toàn thế giới, nên phải có biên độ về ngưỡng để "cảm thấy thoải mái". Quan trọng hơn là phải hiểu được phạm vi, quy mô và chất lượng nợ thực chất như thế nào, bao nhiêu phần trăm để thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn, dài hạn… Điều đó đòi hỏi thông tin phải phong phú và chi tiết hơn nữa.

- Cơ cấu nợ cũng là yếu tố quan trọng. Nếu nợ nước ngoài cao và nợ ngắn hạn cao thì rủi ro về mặt cơ cấu nợ càng cao. Khi giám sát thì thông tin mà Quốc hội cần tìm kiếm không chỉ là quy mô mà cơ cấu nợ mới quan trọng để xem bức tranh nợ thực chất là thế nào.

- Việc giám sát trước của Quốc hội chính là cung cấp khuôn khổ pháp lý, xác định rõ các mục tiêu quản lý nợ, đặt ra ngưỡng cho các khoản nợ và thâm hụt. Giám sát sau là đánh giá kết quả và kiểm tra các báo cáo kiểm toán.

- Ngoài ra, theo các chuyên gia, cũng cần phải tính đến độ nhạy với các cú sốc. Bởi mức nợ cho dù có nhỏ hơn ngưỡng, nhưng vẫn có những cú sốc không dự báo được. Ví dụ lạm phát có thể cao hay tỷ giá có thay đổi thì có thể làm thay đổi hoàn toàn dự báo.

- Một điều rất then chốt được các diễn giả nhấn mạnh nhiều lần là cần phải có thông tin chính xác để đưa ra quyết định đúng và tạo niềm tin cho thị trường.

- Xem xét nợ ngầm: Theo các chuyên gia của IMF thì khi giám sát về nợ công, Quốc hội còn phải tính tới những khoản Chính phủ không công khai bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế việt nam bài 1 (Trang 33 - 34)