Những nhân tố có mối quan hệ với ngưỡng nợ công của Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế việt nam (Trang 30 - 33)

2. Ngưỡng nợ công cho Việt Nam

2.2. Những nhân tố có mối quan hệ với ngưỡng nợ công của Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tổng sản phẩm quốc nội (GNP) đo lường tổng

giá trị của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định.

Khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng ổn định, sự chênh lệch giữa lãi suất thực tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhỏ, khiến cho tốc độ gia tăng khoản nợ công sẽ giảm xuống. Hơn thế nữa, trong thực tế có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh sự tăng lên về số lượng cũng như chất lượng hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất. Đây cũng chinh là nguồn đề thanh toán với các khoản đến hạn. Do đó tốc độ tăng trưởng cao sẽ làm giảm nợ công và ngược lại.

Tỷ giá thực tế: Đối với những khoản vay nợ nước ngoài hoặc khoản vay nợ

trong nước bằng ngoại tệ, sự biến động về tỷ giá sẽ chắc chắn ảnh hưởng đến quy mô nợ và các chi phí dịch vụ nợ. Trong khi đó, 80% nợ công của Việt Nam là nợ nước ngoài với thời hạn dài và lãi suất thấp ưu đãi.

Khi tỷ giá tăng lên khiến cho quy mô nợ tăng lên, đồng thời chi phí dịch vụ nợ như trả lãi cũng tăng lên. Trong điều kiện với sự biến động ngày càng lớn như hiện nay, sự thay đổi về tỷ giá là điều tất yếu, bất kì sự thay đổi về tỷ giá sẽ tác động nhanh chóng đến quy mô và chi phí dịch vụ nợ.

Đầu tư công: Thường được định nghĩa là các khoản chi tiêu của khu vực

nhà nước đối với vốn vật chất nhằm tạo ra các hàng hóa công cộng và dịch vụ xã hội. Nguồn vốn đầu tư công có thể được lấy từ Ngân sách Nhà nước, tín dụng Nhà nước, trái phiếu Chính phủ hoặc viện trợ phát triển nước ngoài. Ở Việt nam, đầu tư công còn bao gồm các dự án cho mục đích kinh doanh thuần túy thực hiện qua khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Đầu tư công và đầu tư doanh nghiệp nhà nước có thể tác động trực tiếp đến nợ công qua các kênh:

Chính phủ đi vay để đầu tư Chính phủ vay về cho vay lại

Chính quyền địa phương vay trực tiếp hay gián tiếp để đầu tư tại địa phương.

Cán cân ngân sách Nhà nước và các khoản nợ đã đến hạn: Kết cấu ngân sách nhà nước Việt Nam đặt phần nợ gốc ra ngoài khỏi cán cân ngân sách. Trong thời gian tới, phần trả nợ gốc có thể sẽ tăng lên vì có nhiều khoản nợ thương mại lẫn vay ưu đãi đến kỳ đáo hạn. Toàn bộ phần trả nợ gốc này là phần chênh lệch thâm hụt ngân sách giữa chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực Việt Nam.

Lấy ví dụ rằng: Nếu theo chuẩn mực quốc tê thâm hụt của Việt Nam là 3% thì nếu ta cộng thêm phần chi trả nợ gốc thì sẽ là 5 – 5,3%.

Vấn đề đáng chú ý là, thâm hụt của Việt Nam đã kéo dài qua nhiều năm. Một trong những nguyên tắc quốc tế là sử dụng khoản vay nợ đề bù đắp thâm hụt ngân sách trong hiện tại, nhưng chúng ta cũng phải bố trí để ngân sách không còn thâm hụt nữa, thâm chí có thẳng dư để trả khoản vay nợ trước đó. Nhưng thiết kế ngân sác hiện tại chưa tính tới điều này.

Bên cạnh đó, dù hầu hết các khoản nợ là vay nước ngoài với lãi suất rất thấp, thời gian ân hạn rất dài nhưng hiện chúng ta đang bắt đầu phải trả nợ (các khoản nợ gốc). Ngoài khoản vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách thì chúng ta còn phải vay nợ cho đầu tư phát triển qua hai kênh: Các khoản ODA cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các khoản vay được chính phủ bảo lãnh như cho VDB hay các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước, trong khi đó các hoạt động đầu tư phát triển này hầu như mang tính chất hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà nước, nghĩa là không thu hồi được vốn.

Đồng thời, từ năm 2010, Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, nên mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt nam đang giảm rõ rệt. Trong đó, từ thời hạn vay khoảng 30 – 40 năm, chi phí vay khoảng 0,7 – 0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn thì những năm trở về đây thời gian ân hạn chỉ còn là 10 – 25 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay và chi phí vay là khoảng 2%/năm trở lên (giai đoạn 2011 – 2015). Mặt khác, nhiều nhà tài trợ đã chuyển từ nguồn vốn

ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp. Dự kiến đến tháng 7/2017, Việt nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2 – 3,5%.

Cơ cấu trong nợ công của Việt Nam: Đó là tỷ lệ giữa nợ công đối với nước ngoài hoặc ngoại tệ so với nợ trong nước. Như ta đã thấy, đôi với các nước phát triển có tỷ lệ nợ công cao như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc thì vấn đề nợ công quá lướn như vậy cũng không hẳn là một vấn đề to tát, và một trong những nguyên nhân là bởi cơ cấu trong nợ công, tức là tỷ trọng nợ công chủ yếu rơi vào nợ ở trong nước, nợ nước ngoài chỉ là một phần nhỏ mà thôi nên không gây ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, đối với Việt Nam khi chúng ta vẫn đang cố gắng tiếp cận với các khoản vay nước ngoài giá rẻ và dài hạn làm tăng tỷ lệ nợ nước ngoài, gây ra gánh nặng rất lớn cho toàn bộ bộ máy Nhà nước Việt Nam.

• Phương pháp quản lý nợ công ở Việt Nam: Còn rất nhiều bất ổn trong công tác quản lý nợ công của Chính phủ sao cho phù hợp với tình hình thực của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w