cho Việt Nam
Hiệu quả quản lý nợ công được đánh giá qua khả năng đáp ứng các mục tiêu quản lý nợ công. Ở khía cạnh khác, hiệu quả quản lý nợ công còn được đánh giá qua tính ổn định nợ công (Ngân hàng Thế giới, 2005). Ổn định nợ công là cơ sở để thực hiện các mục tiêu của quản lý nợ công: (i) đảm bảo nhu cầu tài trợ của Chính phủ; (ii) tối thiểu hóa chi phí vay nợ trong khuôn khổ trung – dài hạn; (iii) kiểm soát rủi ro ở mức chấp nhận được. Chính sách nợ công hiệu quả cần xem xét liệu chiến lược quản lý nợ công có hấp thu tốt các khoản vay cho tăng trưởng kinh tế hay không; có giảm thiểu rủi ro tài khóa và đảm bảo ổn định nợ dài hạn hay không; nợ công phải hướng đến duy trì ổn định nợ và mức độ phối hợp giữa quản lý nợ công và chính sách vĩ mô; trong chiến lược quản lý nợ công, thông tin phải được cập nhật đầy đủ và kịp thời; bộ phận quản lý nợ công có đủ năng lực
kiểm soát các khoản nợ mới nhằm đảm bảo ổn định nợ. Để nâng cao hiệu quả quản lý nợ công cần áp dụng các giải pháp sau.
Cần thay đổi cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước nhiều hơn nợ nước ngoài. Nợ trong nước có thể huy động thông qua các đợt phát hành
trái phiếu với lãi suất phù hợp để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong người dân. Nếu không thay đổi được cơ cấu nợ công theo hướng tăng cao nợ trong nước, Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài bởi trong thời gian tới những ưu đãi từ nguồn vốn ODA cho Việt Nam sẽ giảm mạnh, buộc Chính phủ tiếp tục phải đi vay nợ tại các ngân hàng thương mại nước ngoài với lãi suất cao và thời gian ngắn hạn hơn rất nhiều. Hơn nữa, việc vay nợ các ngân hàng nước ngoài rất nguy hiểm nếu gặp những biến động bất lợi về tỷ giá.
Cần thực hiện kỷ luật tài khóa một cách rõ ràng và nghiêm ngặt để tránh tình
trạng thâm hụt ngân sách triền miên và luôn ở mức cao, gây ảnh hưởng bất lợi đến nợ công. Kỷ luật tài khóa cần thực thi nhằm giảm thâm hụt ngân sách một cách cứng rắn theo lộ trình rõ ràng, chẳng hạn như thâm hụt ngân sách duy trì ở mức 4% từ nay đến năm 2020, duy trì ở mức 3% kể từ sau năm 2020...
Phải có những lĩnh vực ưu tiên rõ ràng trong chi tiêu sử dụng nợ công. Những
ưu tiên cần đặt ra là: các cơ sở hạ tầng công ích, các dịch vụ an sinh xã hội, các doanh nghiệp nhà nước không vì mục đích thương mại. Các doanh nghiệp nhà nước vì thế cũng cần phải thu hẹp theo hướng: tiếp tục phát triển các doanh nghiệp nhà nước vì lợi ích công ích và được Chính phủ bảo lãnh, đồng thời bán các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thương mại cho nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân trong nước.
Cẩn trọng hơn đối với quản lý rủi ro nợ công của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ chính phủ và nợ công đều đang tăng lên
rất nhanh, mỗi bộ phận nợ này có tính chất và cấu trúc khác nhau, đem lại những rủi ro khác nhau và cần phải có những biện pháp quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Để quản lý nợ hiệu quả, cần phải tính cả nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước để tránh tình trạng một hoặc vài doanh nghiệp nhà nước mất khả năng trả nợ sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhà nước khác, gây đổ vỡ hàng loạt hệ thống tài chính - ngân hàng do nợ xấu của các doanh nghiệp, khiến Chính phủ mất khả năng
giúp doanh nghiệp trả nợ và dẫn đến tình trạng vỡ nợ như Hy Lạp và một số nước châu Âu đang gặp phải.
Cần xây dựng một cơ chế quản lý nợ công hiệu quả. Chế độ kiểm toán rất cần
sự minh bạch và có trách nhiệm giải trình cao để có thể kiểm soát tốt nợ công của Việt Nam. Hiện tại, chất lượng đội ngũ kiểm toán nhà nước của Việt Nam còn thấp, chưa đủ khả năng để đánh giá, phân tích bản chất của nợ công, phân loại nợ công và đánh giá những tác động có thể xảy ra đối với nợ công. Hơn nữa, việc giám sát chi tiêu của Chính phủ cũng cần phải được thể chế hóa và bắt buộc thi hành để tránh tình trạng chi tiêu không đúng mục đích, chi tiêu vượt quá mức cho phép. Luật Ngân sách Nhà nước cũng cần phải được rà soát lại nhằm nâng cao hiệu quả của chi tiêu công. Nếu không có cơ chế quản lý nợ công hiệu quả, chúng ta không thể đánh giá thấu đáo tình hình tăng trưởng kinh tế, lượng dự trữ quốc gia là bao nhiêu, nợ công trong nước hay nợ công nước ngoài đang gặp mối nguy hiểm gì, do vậy nguy cơ vỡ nợ là điều không thể lường trước.
Sử dụng các công cụ quản trị rủi ro tài chính phái sinh. Như là các hợp đồng
tưởng lai, hoán đổi … để có thể chủ đọng trong lãi suất, tránh ảnh hưởng không đáng có từ sợ thay đổi của tỷ giá, lãi suất hay lạm phát.
KẾT LUẬN
Như vậy có thể nói, để đạt được mục tiêu tăng trưởng thì nợ công vẫn thực sự cần thiết cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên hiện nay, con số bao nhiêu mới thực sự là ngưỡng nợ công, hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam vẫn còn nhiều tranh cãi. Thiết nghĩ, vấn đề của nợ công không nằm ở quy mô hay tỷ lệ nợ công trên GDP mà là ở xu hướng tăng trưởng của nợ công, là khả năng trả nợ trong tương lai hay nói cách khác là hiệu quả sử dụng vốn vay. Để hạn chế những hệ lụy của nợ công gây ra thì việc triển khai kịp thời các chính sách và biện pháp quản lý nợ công là một nhiệm vụ quan trọng đối với Chính phủ và các ngành, các cấp để công tác quản lý nợ công tại Việt Nam an toàn và hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo Nhân dân điện tử (10/4/2017), Bài viết: “Thách thức mục tiêu tăng trưởng kinh tế”
1. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (10/04/2017), Thông cáo báo chí: “Về tình hình thực hiện chương trình công tác tháng 3 và quý I/2017; Chương trình công tác tháng 4 và quý II/2017 của Bộ Tài chính”
2. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 3. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 4. Cổng thông tin điện tử Chính phủ (12/01/2017), Dự thảo sửa đổi Luật Quản lý
nợ công
5. Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (10/11/2016), Bài viết:
“Nghị quyết về Kế hoạch Tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016- 2020 được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao”
6. Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (10/11/2016), Bài viết:
“Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020”
7. Jonathan Gruber (2011), Public Finance and Public Policy, Worth Publishers
Kênh thông tin CafeF (27/08/2016), Bài viết: “Đảm bảo an toàn nợ công, từ 2017 Chính phủ dừng bảo lãnh cho các "ông lớn" tập đoàn”
8. Khối Phân Tích & TVĐT CTCP Chứng Khoán Bảo Việt (11/2015), Báo cáo chuyên đề nợ công: “Cần cách nhìn trực diện”
9. Khối Phân Tích & TVĐT CTCP Chứng Khoán Bảo Việt (4/2016), Báo cáo cập
nhật chuyên đề nợ công: “Cần cách nhìn trực diện”
10. Khối Phân Tích & TVĐT CTCP Chứng Khoán Bảo Việt (8/2016), Báo cáo chuyên đề: “Nợ công sẽ tiến sát trần trong năm nay”
11. PGS.TS. Phạm Thế Anh, Nguyễn Hồng Ngọc (2015), “Hiệu ứng nợ công với
tăng trưởng kinh tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam”, Kinh tế Chính trị và
Thế giới, số 10(234)
12. PGS.TS. Sử Đình Thành (2009), Lý thuyết Tài chính công, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
13. Trung tâm Nghiên cứu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV (2016), Báo cáo: “Đánh giá thực trạng nợ công tại Việt Nam giai đoạn