Ngưỡng an toàn nợ công của Việt Nam hiện nay có thực sự an toàn?

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế việt nam (Trang 27 - 30)

2. Ngưỡng nợ công cho Việt Nam

2.1. Ngưỡng an toàn nợ công của Việt Nam hiện nay có thực sự an toàn?

Thực tế trên thế giới, các quốc gia phát triển, các nước công nghiệp mới và một phần các nước đang phát triển đều có tổng nợ công cao. Theo đó, quốc gia có kinh

tế càng phát triển thì dư nợ công càng cao hoặc tỷ lệ nợ công trên GDP càng lớn. Điều này minh chững cho tác động của nợ công đối với sự phát triển của nền kinh tế, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng. Tuy nhiên, việc quản lý nợ công hiệu quả, bền vững lại là một vấn đề lớn, không phải quốc gia nào cũng làm được.

Với nhiều nghiên cứu khi xem xét quy mô nợ công, người ta thường chỉ đo lường dựa vào tỷ lệ nợ công so với GDP, nhưng để đánh giá mức độ an toàn thì chỉ số này chưa đủ cơ sở và không phản án hết hiện trạng nợ công. Do đó khi xem xét nợ công an toàn, cần đo lường dựa trên bộ chỉ số gồm: tỷ lệ nợ công trên GDP, giới hạn nợ công, tỷ lệ chi ngân sách để trả nợ, tỷ trọng các hình thức nợ công, cơ cấu kỳ hạn, lãi suất và rủi ro lãi suất,… Ngoài ra cần bổ sung các tiêu chí: tỷ lệ thâm hụt ngân sách, năng suất lao động tổng hợp, tốc độ tăng tưởng GDP, hiệu quả sử dụng vốn,… Tuy nhiên, tùy vào các đặc thù kinh tế của từng quốc qua mà ở đó các nhà hoạch định chính sách thiết lập các bộ chỉ tiêu phù hợp để tạo tính an toàn khi quản lý nợ công.

Khi sử dụng mô hình động về nợ công để đánh giá nợ công của các nước OECD cho thấy:

 Sự thay đổi của tỷ lệ nợ công trên GDP tỷ lệ với số tiền lãi vay phải thanh toán (lãi này đã được điều chỉnh bởi lạm phát và tăng trưởng GDP thực). Điều này có nghĩa là, khi nợ công trên GDP gia tăng thì lãi suất thực phải trả cũng tăng theo, Lúc này gánh nặng nợ công càng nặng thêm.

 Nếu ngân sách thâm hụt liên tục thì tỷ lệ nợ công trên GDP của năm sau sẽ cao hơn so với năm trước và xu hướng càng mở rộng khi thâm hụt càng cao.

 Khi Chính phủ bị giới hạn vay mượn, tỷ lệ nợ công trên GDP sẽ được xác định bởi tổng giá trị hiện tại của tất cả các khoản lãi vay phải trả, các khoản lãi vay phải trả theo đó sẽ là tăng tỷ lệ nợ công trên GDP.

Ngân sách Việt Nam liên tục thâm hụt từ năm 2008 đã dẫn đến gia tăng nhanh chóng của tỷ lệ nợ công trên GDP. Ngoài ra, sự thâm hụt này cũng đã vi phạm nguyên tắc của quản lý nợ công an toàn, bởi nợ công an toàn phải được được tài

trợ bằng tất cả các khoản thặng dư ngân sách trong tương lai, còn không sẽ lại tiếp tục dính vào vòng luẩn quẩn.

Đồng thời, ngưỡng an toàn cũng không an toàn với hệ số ICOR cao. Hệ số ICOR chỉ phản ánh hiệu quả đầu tư của cả nền kinh tế, nếu xét riêng từng thành phần thì ICOR của khu vực Nhà nước luôn cao hơn, đồng nghĩa với việc hiệu quả sử dụng vốn thấp hơn các khu vực còn lại. Chỉ số ICOR cũng phản ánh được phần nào việc sử dụng vốn vay không hiệu quả, đầu tư dàn trải, thất thoát lãng phí của khu vực Nhà nước, đây thực sự là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng nợ công ngày càng trĩu nặng đối với quốc gia.

Ngưỡng an toàn tỷ lệ nợ công trên GDP chỉ nên xem là một chỉ tiêu trên bộ chỉ tiêu đo lường an toàn nợ công và nó là một chỉ tiêu động. Chỉ tiêu này cao hay thấp không đáng lo ngại mà nó còn phụ thuộc vào thặng dư ngân sách trong tương lai của Chính phủ, khả năng vay mới, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và in thêm tiền, …

Bên cạnh yếu tố là an toàn đối với nợ công của Việt Nam, ta cũng cần phải đề cập tới một khía cạnh quan trọng hơn là nợ công hiện tại có thực sự là tối ưu cho trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,… và trong đó ở bài viết này, chúng ta sẽ nghiên cứu về ngưỡng nợ công cho ngành kinh tế.

Có thể hiểu được rằng, ngưỡng nợ công cho nền kinh tế là mức nợ công đạt được để nền kinh tế phát triển hiệu quả nhất bằng những điều chỉnh giúp hài hòa các vấn đề kinh tế, bao gồm: tăng trưởng kinh tế ở mức tốt và ổn định, cán cân ngân sách và cán cân thương mại được cân bằng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng, vấn đề việc làm được cải thiện,…

Khi nợ công là quá lớn, trong khi nền kinh tế đang giảm sút, việc tăng chi tiêu Chính phủ cho hoạt động xã hội và đầu tư sẽ là lựa chọn được đặt ra để phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên, chi tiêu công càng tăng dẫn đến thâm hụt ngân sách càng lớn và theo đó nợ công cũng tăng cao, khiến cho gánh nặng nợ càng lớn hơn. Trong khi đó, nếu là nền kinh tế đang phát triển hung thịnh, Chính phủ sẽ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt giảm chi tiêu công để giảm gánh nặng nợ đồng tời tăng thuế, khi việc “thắt lưng buộc bụng” là khắt khe dễ dẫn đến sự bất đồng

quan điểm của người dân và những nhà đầu tư, làm giảm các hoạt động đầu tư phát triển và các hoạt động phúc lợi cho những người nghèo và yếu tế trong xã hội. Đây cũng là nguyên nhân có thể gây ra trì trệ tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, một tỷ lệ nợ công cao so với GDP cũng không hẳn là xấu, miễn là nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng tốt, vì đó là một cách để sử dụng đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn, nếu sử dụng đúng mục đích của nợ công để đầu tư hiệu quả, tránh tham nhũng cũng như bộ máy công quyền quan liêu. Hầu hết các nhà đâu tư thường đánh giá mức đọ rủi ro bằng cách so sánh nợ công với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đặc biệt quan tâm khi tỷ lệ nợ so với GDP đạt đến mức độ giới hạn quan trọng và sắp vượt trần nợ công. Một tỷ lệ nợ cao trên GDP có thể làm cho quốc gia đó khó khăn hơn để trả nợ nước ngoài và có thể dẫn đến việc chủ nợ đòi trả lãi suất cao hơn khi cho vay. Với những nước có tỷ lệ nợ công cao, các Chính phủ thường phải quan tâm nhiều hơn đối với việc trả nợ, ít dám đầu tư thêm, khiến quốc gia đó phải thắt chặt chi tiêu. Tuy nhiên, khó có thể so sánh nợ công giữa hai quốc gia khác nhau. Ví dụ như, tỷ lệ nợ công trên GDP của Mỹ cao nhưng ít rủi ro và không quá quan trọng với một đất nước mà đồng tiền được dân chúng trong nước hay giới đầu tư nước ngoài tin dùng. Họ có thể phát hành nợ bằng đồng tiền riêng của mình một cách dễ dàng, chẳng hạn như in thêm tiền để trả nợ. Trong khi đó các quốc gia khác có tỷ lệ nợ công thấp nhưng nguy cơ vỡ nợ không phải là không có. Lý do là các khoản nợ đó đều là đi vay ở bên ngoài và chủ yếu bằng đồng tiền mạnh USD. Điều này có nghĩa là các quốc gia đi vay nợ còn phải chịu rủi ro về tỷ giá, mức nợ có thể gia tăng mạnh khi giới đầu tư không còn niềm tin là đồng nội tệ bị giảm giá.

Vậy nếu nợ công luôn là rất nhỏ thì liệu có phải là luôn tốt? Câu trả lời là không. Ở một số quốc gia trên thế giới có tỷ lệ nợ công trên GDP thấp và có khi là xấp xỉ về 0 nhưng tình hình kinh tế tương đối trì trệ, kém phát triển. Như chũng ta đã biết, nợ công như là một công cụ đòn bẩy quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, nên khi nợ công cành thấp, đòn bẩy càng yếu hơn.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w