Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu thực trạng tổ chức thực hiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam bài 1 (Trang 32 - 34)

c. Nguyên nhân dẫn đến nợ công gia tăng và quản lý nợ công không hiệu quả

3.4. xuất giải pháp

3.4.1. Về nâng cao năng lực quản lý công

- Tiếp tục rà soát, cắt giảm chi thường xuyên:

Trong đó cần có kế hoach rút gọn bộ máy hành chính hiện tại trên cơ sở có lộ trình cụ thể từ các biện pháp tiết kiệm đến tinh giảm biên chế trong thời gian ngắn nhất và đạt hiệu quả cao nhất.

- Cần phải quy trách nhiệm rõ ràng, kiện toàn và nâng cao trình độ của bộ máy:

Cần có quy định về đãi ngộ/ chế tài đối với cá nhân liên quan tới hoạt động quản lý, sử dụng và giám sát nợ công; Phê duyệt và giám sát các quyết định về NSNN, khoản vay và cho vay từ nguồn nợ công với một giá trị tối thiểu cho trước.

- Đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam:

Chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu trên cơ sở nâng cao hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và tiến bộ khoa học - kỹ thuật; đồng thời tiến tới tăng trưởng bền vững. Để nhanh chóng chuyển đổi tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, việc tái cơ cấu nền kinh tế là một lựa chọn ưu tiên trong giai đoạn đầu tiên, nhờ đó, các nguồn lực của nền kinh tế được phân bổ lại một cách hiệu quả nhất để tạo điều kiện cho đổi mới mô hình kinh tế.

- Thực hiện công khai minh bạch trong quản lý và sử dụng ngân sách:

Công khai minh bạch là tiền đề quan trọng để cải cách quản lý chi tiêu công.Tình trạng thông tin thiếu minh bạch dẫn đến những hệ lụy đáng kể. Nghiên cứu từ cơ sở dữ liệu chỉ ra rằng sự thiếu minh bạch là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra tham nhũng ở Việt Nam, cho thấy các tỉnh có mức độ minh bạch thấp hơn thì tương ứng có mức độ tham nhũng cao hơn. Minh bạch về tài khoá sẽ góp phần bảo đảm kỷ luật tài chính, cải thiện công tác quản lý và phân tích tài chính, cho phép đánh giá đầy đủ hơn các rủi ro tài chính và từ đó có các giải pháp ngăn chặn kịp thời các rủi ro này, đồng thời cải thiện năng lực quản lý tài chính của Nhà nước.

- Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế:

Thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành và vốn nhà nước ở các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ để sử dụng cho đầu tư phát triển và giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội cấp bách, tăng cường đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, tạo bước

đột phá về chất lượng, hiệu quả, từng bước tính đúng, đủ chi phí vào giá dịch vụ công và có chính sách hỗ trợ phù hợp cho Doanh nghiệp.

3.4.2. Về nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công và đầu tư công

- Nâng cao hiệu quả phân bổ chi tiêu công:

Cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn và hiệu quả, trên cơ sở đó giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách nhà nước. Tập trung nguồn lực tài chính vào những ngành then chốt, mũi nhọn tạo ra sự tăng trưởng kinh tế và cung cấp các dịch vụ công cơ bản cho đại đa số. Mở rộng sự tham gia của khu vực tư vào việc cung ứng các dịch vụ công, từ đó giảm bớt gánh nặng cho ngân sách để bảo đảm cân đối ngân sách cho những nhiệm vụ mà không ai ngoài chính phủ có thể đảm đương.

- Tăng cường giám sát chi tiêu công, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản:

Phân định rạch ròi quyền và trách nhiệm quản lý của từng cấp, nâng cao năng lực của cácđịa phương trong việc lựa chọn và ra quyết định đầu tư. Tăng cường vai trò của trung ương trong việc giám sát quyết định đầu tư của các địa phương để tránh tình trạng các địa phương lập dựán tràn lan để giữ chỗ và xin ngân sách trung ương. Việc phê duyệt cần đảm bảo một số tiêu chí cần thiết, trong đó có tính thiết thực với sự phát triển của địa phương và không phá vỡ các quy hoạch tổng thể khác.

- Tái cơ cấu và cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước:

Thực sự chuyển các tập đoàn kinh tế và các Doanh nghiệp Nhà nước sang tự hạch toán kinh, xóa bỏ những đặc quyền dành riêng cho các Doanh nghiệp Nhà nước đối với các yếu tố đầu vào và kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Định giá đất đai theo giá thị trường đối với tất cả các giao dịch giữa Nhà nước với các Doanh nghiệp Nhà nước. Ứng dụng quản trị doanh nghiệp hiện đại đối với các doanh nghiệp này để tách sở hữu nhà nước với quản lý doanh nghiệp, từ đó giảm bớt những hệ lụy do hoạt động kém hiệu quả và nợ công của các doanh nghiệp này đối với nhà nước.

- Kiểm soát, xử lý các dự án đầu tư công kém hiệu quả:

Phân cấp đầu tư, tránh việc đầu tư dàn trải bằng vốn ngân sách trên tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề như hiện nay, đặc biệt là các dự án có tính chất thương mại như điện, xi măng do các Doanh nghiệp Nhà nước đảm nhận. Chú ý năng lực tự tồn tại của các DN, cần có những điều chỉnh phù hợp để nguồn lực được phân bổ đến những khu vực có năng suất cao hơn tạo điều kiện phát triển kinh tế.

Cần đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả ngay từ khâu kiểm tra, đánh giá dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu thực trạng tổ chức thực hiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam bài 1 (Trang 32 - 34)