c. Nguyên nhân dẫn đến nợ công gia tăng và quản lý nợ công không hiệu quả
3.1. Những thách thức đối với nợ công Việt Nam thời gian tới
- Cơ cấu thu chi ngân sách tiếp tục tạo ra nhiều áp lực tăng nợ công:
Cân đối thu chi NSNN của Việt Nam được dự báo sẽ chịu áp lực lớn trong thời gian tới. Về thu ngân sách: sự sụt giảm của tỷ lệ thu ngân sách/GDP dẫn tới thâm hụt ngân sách, qua đó làm gia tăng nợ công. Về chi ngân sách: Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng tăng cao vượt xa khả năng của NSNN.
- Yêu cầu tăng trưởng kinh tế gây áp lực nên nợ công:
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đã được xác định ở mức 6,5-7%/năm, mức khá cao trong bối cảnh hiện nay. Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc và Trung Quốc, để Việt Nam đạt được mức tăng NSLĐ mục tiêu 5% như Bộ KH&ĐT khuyến nghị, cần lượng vốn đầu tư rất lớn, có thể cao hơn mức 32-34% GDP theo kế hoạch phát triển xã hội (2016 – 2020) và cần những cải cách thể chế quyết liệt.
- Việt Nam hiện đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, nguồn vốn vay ưu đãi viện trợ phát triển ODA đang giảm dần.
Điều này có nghĩa, để có tiền đảo nợ và bù đắp bội chi, Việt Nam buộc phải phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế với mức lãi suất cao do tín nhiệm Chính phủ ở mức quá thấp (BB-). Không chỉ rủi ro nợ công tăng mà tăng trưởng sẽ tiếp tục chịu tác động tiêu cực hơn.
- Nợ ưu đãi nước ngoài sẽ giảm dẫn tới yêu cầu về các nguồn thay thế:
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ giảm dần vốn ODA ưu đãi; giảm nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và ưu đãi, thay vào đó là các kênh tín dụng mới có các điều kiện cho vay kém ưu đãi hơn; chuyển từ hợp tác giữa các Chính phủ sang hợp tác giữa các đối tác của hai quốc gia.
- Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng cao:
Nguy cơ chuyển từ nợ xấu của Doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân thành nợ công của Việt Nam rất lớn khi Chính phủ phải vay nợ để xử lý nợ xấu ngân hàng.
- Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây chưa bền vững:
Tình hình kinh tế, chính trị tại khu vực và thế giới còn nhiều bất ổn, cùng với năng lực cạnh tranh hạn chế của nền kinh tế Việt Nam dẫn đến tăng trưởng kinh tế không như kỳ vọng trong những năm tới, kéo theo kế hoạch trung hạn về vay và trả nợ công bị phá vỡ, tỷ lệ nợ công/GDP tăng.