0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Giới thiệu quá trình hình thành và sự phát triển của Công ty Thanh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THANH NAM (Trang 37 -42 )

I. Đặc điểm tình hình chung của Công ty TNHH Thương Mại Thanh

I.1. Giới thiệu quá trình hình thành và sự phát triển của Công ty Thanh

Nam.

Công ty TNHH Thương Mại Thanh Nam - Tên giao dịch quốc tế là Thanh Nam Trading Company Limited, tên viết tắt là TNT .Co Ltđ là một Công ty kinh doanh các mặt hàng máy móc văn phòng, với chức năng chính là : Nhập khẩu hàng hoá, gia công , đóng gói các loại mực từ cho máy văn phòng . Công ty được thành lập theo Quyết định số 4762. / TLDN ngày 17 / 11 / 1999 của UBND thành phố Hà Nội, có trụ sở tại 267 Chùa Bộc - Đống Đa - Hà Nội

Số điện thoại: 5.634.688

Số Fax: 5.634.448

Công ty TNHH Thương Mại Thanh Nam được thành lập dựa trên luật doanh nghiệp , có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình trong số vốn do Công ty quản lý, có con dấu riêng, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Nhà nước.

Số tài khoản giao dịch: 001.100.026099.1 Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

Mã số thuế: 0100954306-1

Công ty tổ chức và hoạt dộng theo điều lệ của Công ty. Với số vốn hiện nay 3.5 tỷ đồng.

Số vốn hoạt động qua các năm:

Năm . 1999 : 1 tỷ đồng

Năm . 2000 : 2.8 tỷ đồng

Năm . 2001 : 3.5 tỷ đồng

Dự tính: Năm . 2002 : 5 tỷ đồng

Là một Công ty TNHH nên số vốn của Công ty là do các thành viên góp vào. Các thành viên gồm các ông bà:

Ông : Lê Văn Hà.

Bà : Nguyễn Thị Bích Thuý.

Bà : Đỗ Thuý Nga.

Qua 3 năm hoạt động Công ty không những có quan hệ buôn bán với các bạn hàng trong nước mà còn có quan hệ buôn bán với các bạn hàng nước ngoài như : Hồng Kông, Nhật, Trung Quốc… Công ty luôn dùng đường lối đối ngoại kiên trì mềm dẻo , tận dụng mọi thời cơ. Chính nhờ sự năng động đó Công ty đã đứng vững trên thị trường và ngày càng mở rộng. Dù mới thành lập không lâu nhưng năm 2000 doanh thu tiêu thụ hàng hoá đã đạt 5 851 856 000đ tới năm 2001 doanh thu đã đạt 17 653 259 000đ.

Biểu số 1

: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty năm 2000 - 2001

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2000 Năm 2001

Năm 2001/2000 (lần)

2. Doanh thu “ 4.851.086 17.653.259 3,64

3. Chi phí “ 4.820.000 17.537.286 3,64

4. Lợi nhuận “ 31.086 112.973 3,63

5. Ngân sách “ 233.874 1.868.562 3,7

Nhìn vào bảng trên cho ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty có chiều hướng phát triển tốt đẹp. Doanh thu năm 2001 tăng 3,64 lần so với năm 2000. Lợi nhuận năm 2001 tăng gấp 3,63 lần so với năm 2000. Nộp ngân sách Nhà nước năm 2001 tăng 3,7 lần so với năm 2000. Với nền kinh tế thế giới và nước ta vừa qua, Công ty đã làm ăn có hiệu quả tạo thu nhập ổn định cho 32 thành viên với mức thu nhập bình quân 800 ngàn đồng / người, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước. Đặc biệt năm 2001 vừa qua đã đóng góp 1.868.562 000đ cho Ngân sách Nhà nước, đảm bảo tốt điều kiện, môi trường làm việc cho nhân viên Công ty.

I.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thương

Mại Thanh Nam

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức thành phòng và các tổ phù hợp với mô hình và đặc điểm kinh doanh của Công ty, là một doanh nghiệp nhỏ. Đứng đầu Công ty là Hội đồng quản trị, có chức năng nhiệm vụ quyết định chủ trương, chính sách, ngành nghề kinh doanh, chọn lựa cho ra đời sản phẩm mới của Công ty, quyết định hoạt động mở rộng của Công ty, bổ nhiệm bãi miễn Giám đốc, Kế toán trưởng, trong quá trình kinh doanh Giám đốc trực tiếp điều hành trưởng phòng và các tổ trưởng, tổ chức điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu bảo toàn và phát triển Công ty. Xem xét bổ nhiệm trưởng phòng, các tổ trưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên đảm bảo hoạt động Công ty một cách hiệu quả và phát triển về lâu dài. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị và điều hành hoạt động của Công ty, ký kết hợp đồng kinh tế, văn bản giao dịch của cơ quan chức năng phù hợp với pháp luật hiện hành. Thực hiện chế độ chính sách, và pháp luật Nhà nước. Trong hoạt động của

Công ty, ban hành hệ thống biểu mẫu báo cáo của Công ty, các định mức, định biên về lao động kỹ thuật, chi phí, doanh thu… Hổ trợ Giám đốc có phó Giám đốc hoạt động theo sự chỉ đạo của Giám đốc, triển khai thực hiện các công việc được Giám đốc giao phó, trên cơ sở chủ trương chính sách và kế hoạch được HĐQT thông qua, trực tiếp điều hành và đôn đốc tổ kỹ thuật hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tổ chức hoạt động của phòng kỹ thuật, cùng Giám đốc điều hành trực tiếp tổ trưởng, trưởng phòng.

Các phòng và các tổ có chức năng và nhiệm vụ giúp việc và chịu sự quản lý củ Giám đốc cung cấp thông tin thuộc chức năng, lĩnh vực của mình tạo diều kiện cho ban lãnh đạo ra quyết định chỉ đạo kinh doanh kịp thời đúng đắn.

Sơ đồ 13:

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty thanh nam

Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng XNK Kho Phó Đức Chính Phòng Kế Toán Phòng Kinh doanh Kho Chùa Bộc Phòng Kỹ Thuật Hội đồng quản trị

Từng phòng và tổ có chức năng nhiệm vụ rõ ràng , nhưng giữa các phòng và các tổ đều có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Phòng kế toán và tổ chức hành chính.

Phòng kế toán và tổ chức hành chính có chức năng và nhiệm sau:

+Tổ chức hạch toán kế toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch chi tiêu, mua sắm thiết bị phục vụ công tác kinh doanh, định mức chi phí văn phòng phẩm … trình Giám đốc.

+Kiến nghị đề xuất lên Giám đốc việc tuyển chọn, đào tạo, mức lương, thưởng, tiêu chuẩn cần thiết của nhân viên .

+Thiết lập các văn bản, biểu mẫu báo cáo kế toán tài chính, quy định thống nhất cách ghi chép kế toán.

+Tổ chức bộ máy hành chính nhân sự của Công ty, soạn thảo trình Giám đốc ký kết các hợp đồng lao động .

+Tổ chức định biên lao động, xây dựng thang bảng lương cho toàn Công ty.

+Tham mưu cho ban Giám đốc xây dựng các kế hoạch tài chính, các chiến lược kinh doanh.

Tổ kỹ thuật:

Tổ kỹ thuật có chức năng và nhiệm sau:

+Hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn bộ phận kỹ thuật hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+Phối hợp với phòng kế toán và tổ kinh doanh trong việc điều động nhân viên kỷ thuật đi giao nhận hàng .

Tổ giao nhận và xuất nhập khẩu .

Tổ giao nhận và xuất nhập khẩu có chức năng và nhiệm sau:

+Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu theo kế hoạch nhập và bán hàng của Công ty .Theo dõi và báo cáo kịp thời cho ban Giám đốc về tình hình

hàng hoá nhập kho và các thay đổi của Nhà nước về chính sách xuất nhập khẩu để có những chủ trương phù hợp .

+Phối hợp với phòng kế toán hoàn thiện chứng từ xuất nhập hàng theo quy chế xuất nhập hàng của Công ty, chịu trách nhiệm về hàng hoá, chứng từ cho đến khi nhập kho và bàn giao chứng từ cho phòng kế toán .

+Triển khai kế hoạch đặt hàng nhập khẩu, theo dõi lịch hàng về kho, cập nhật vào mạng máy tính để báo cáo kịp thời cho ban Giám đốc.

Tổ kinh doanh.

Tổ kinh doanh có chức năng và nhiệm sau:

+ Tổ chức hoạt động kinh doanh bán lẻ theo quy địng của Công ty.

+ Quan hệ trực tiếp với khách hàng .

+ Xây dựng kế hoạch tiêu thụ và chịu trách nhiệm về kết quả bán hàng và thu hồi nợ cũng như mọi phát sinh của tổ.

Tổ đóng gói . có chức năng và nhiệm sau:

Tổ đóng gói có chức năng và nhiệm sau:

+ Tổ chức gia công, chế biến, đóng gói các mặt hàng của Công ty đảm bảo chất lưọng, quy cách của hàng đóng gói.

+ Tổ chức công tác vận chuyển giao hàng cho khách.

Các kho .

Là nơi bảo quản hàng hoá mua về và gia công đóng gói của Công ty, cũng là xưởng gia công đóng gói của Công ty.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THANH NAM (Trang 37 -42 )

×