Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đề án Nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ tại các siêu thị ở Hà Nội (Trang 25 - 28)

Sản phẩm, hàng hóa : Một số siêu thị chưa có sự đảm bảo về nguồn gốc hàng hóa, không ít người cho rằng mua hàng trong siêu thị tha hồ được lựa chọn, chất lượng đảm bảo mà cong được nhiều lợi ích từ các chương trình khuyến mãi, điều đó cũng không sai nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc, trên thực tế đội quản lý thị trường đã bắt gặp nhiều trường hợp ví dụ như ở BigC với vụ trà sữa chân trâu là hàng kém chất lượng, tại siêu thị tràng tiền, có rất nhiều nhãn hàng nổi tiếng như Gucci bị làm giả túi sách, lẫn lộn vào. Trên thực tế một số siêu thị có chính sách nếu hàng hóa không tốt được phép trả lại nhưng ở các siêu thị ở Hà Nội thì vẫn chưa hoàn toàn tốt, có trường hợp khách hàng mang sản phẩm trả lại, thì đã có mâu thuẫn với nhân viên phục vụ… Nguyên nhân ở đây có thể là do siêu thị chưa kiểm soát tốt khâu nhập hàng để hàng giả bị trà trộn, và có thể là một số siêu thị không có tầm nhìn vì cái lợi trước mắt nên đã nhập hàng giả, trường hợp này chắc chắn khách hàng sẽ không bao giờ tin tưởng nữa, và có những siêu thi đã phải ngưng hoạt động.Có trường hợp hàng hóa nhập khẩu ở một số siêu thị có hơn 80% số hàng hóa không tuân thủ đúng về nhãn mác.Nguyên nhân có thể do mặt hàng trong siêu thị quá nhiều, việc kiểm kê lại hàng hóa cũng khó, mà mất nhiều thời gian, đôi khi có những sản phẩm sai hỏng mà siêu thị không biết, và cũng có thể người tiêu dùng quá tin tưởng vào doanh nghiệp, siêu thị nên cũng không đè nặng vấn đề kiểm hàng nên khi muốn đổi lại thì nhân viên không chấp nhận, và cũng có thể là từ phía nhà sản xuất đã không cẩn thận trong việc kiểm soát nên đôi khi sản phẩm bị kém chất lượng và rõ ràng phía siêu thị không thể kiểm soát hết được vì mỗi lần nhập về với số lượng lớn mà sai hỏng chỉ là thiểu số…

Giá cả ở một số siêu thị vẫn ở mức cao so với bên ngoài, như các siêu thị ở Vincom, một vài siêu thị nhỏ, nên việc người dân vẫn đi chợ đông.Nguên nhân ở đây là do siêu thị phải chịu nhiều chi phí, nhân công mặt bằng, thuế đã đẩy giá cả lên cao như vậy mới có thể đảm bảo được lợi nhuận cho siêu thị.

Chưa có nhiều siêu thị lắm, vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của người dân, 88 siêu thị lớn nhỏ trên 7 triệu dân, thì con số 88 này vẫn rất nhỏ, vả lại vị trí của các siêu thị hoàn toàn vẫn chưa thuận tiện cho người mua, nên nhiều người lựa chọn việc tiện hơn là mua ở chợ.Nguyên nhân ở đây là loại hình kinh doanh này ở Việt

Nam đang còn mới mẻ, người dân chưa có thói quen vào siêu thị để mua hàng, ngoài ra việc vào siêu thị đôi khi tốn rất nhiều thời gian hơn so với ra chợ, nên người tiêu dùng vẫn chọn đi chợ, bằng chứng là vào khung giờ 10 đến 11 giờ sáng hay 5 giờ đến 6 giờ 30 chiều thì lưu lượng người ở các khu chợ trên địa bàn Hà Nội vô cùng đông đúc, điều gì xảy ra khi ta có thể chuyển được hết họ vào siêu thị để mua hàng, chắc hẳn các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị đều rất quan tâm.

Một tình trạng khác là không niêm yết giá vì bỏ sót hoặc hàng hóa không đủ tiêu chuẩn quy định, khiến cho khách, nhất là những khách hàng nhạy cảm về giá không hài lòng và chuyển sang thói quen đi chợ.

Đội ngũ nhân viên: Trong thời gian trước đây có rất nhiều khách hàng phàn nàn về chất lượng phục vụ của nhân viên siêu thị, có trường hợp khách hàng đến tham khảo giá, không mua hàng thì thái độ nhân viên phục vụ tỏ ra không tốt, hay là ở một số nơi sang trọng hàng hóa chỉ dành cho người giàu thì nếu không phải là khách nước ngoài hay chủ doanh nghiệp, người có tiền thì chắc chắn sẽ không được phục vụ chu đáo, trường hợp này đã có ở Tràng Tiền plaza trước đây… Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ nói chung trong vấn đề tuyển dụng lao động vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu là tuyển lao động phổ thông, không có kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ nên nhiều khi làm ảnh hưởng đến chính bản thân doanh nghiệp nguyên nhân ở đây có thể do lao động phổ thông chủ yếu là lao động giá rẻ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có nhận thức tốt về tầm quan trọng của nhân viên bán hàng, một điều mà doanh nghiệp cần chú ý thường mọi người đi chợ thường mua chỗ quen, có mối quan hệ rất tốt với người bán khác với quan hệ giữa họ và các nhân viên trong siêu thị, đây chính là một lý do lớn khách hàng vẫn lựa chọn chợ thay cho siêu thị.

Sự thuận tiện, tại các nước khác trên thế giới bất kỳ cửa hàng nào cũng gắn liền với sân đỗ ôtô, riêng ở Việt Nam mà thực tế có thể thấy ở Hà Nội nhiều siêu thị còn có bãi đỗ xe , gửi xe quá nhỏ hẹp hoặc để ngay trên hè phố. Diện tích kinh doanh nhỏ bé mặt không gian vị trí chưa đạt tiêu chuẩn hóa, không theo một quy hoạch nào làm cho lối đi giữa các gian hàng không đủ thoải mái , sắp xếp hàng hóa lộn xộn phản lại tác dụng của một siêu thị văn minh hiện đại. Một số khác chưa

trang bị giỏ đựng hay xe đẩy hàng đã làm giảm sự thuận tiện trong đi lại và lựa chọn hàng không như sự kỳ vọng về sự thuận tiện nhanh chóng trong mua sắm trong siêu thị. Mặt khách phương thức thanh toán ở các siêu thị cũng có vấn đề phải bàn đặc biệt là trong việc bán hàng cho người nước ngoài , số lượng siêu thị sử dụng thẻ thanh toán còn quá ít ỏi…

Thông tin: nhu cầu con người luôn biến đổi và các nhà sản xuất cố gắng nghiên cứu ra những sản phẩm, thay đổi kiểu dáng, mẫu mã liên tục để thỏa mãn điều đó. Nhưng không phải là phục vụ cho một khách hàng mà là toàn bộ khách hàng. Chính điều đó mà đối với một số ít khách hàng khi một sản phẩm mới ra đời hay một kiểu dáng công cụ mới có thể không nắm bắt kịp dẫn tới việc mua nhầm hay sử dụng sai công dụng. Đây là kẽ hở của siêu thị trong vấn đề truyền thông cho khách hàng những điều cần thiết nhất, những thông tin bổ xung khi mua hàng liên quan đến quyền lợi của họ. Các siêu thị luôn tâm niệm rằng bên cạnh các khách hàng thì nhà cung cấp đóng một vai trò khá quan trọng đối với họ. Nhà cung cấp là nguồn cung cấp hàng chủ yếu đối với các siêu thị. Vấn đề hợp tác liên kết giữa nhà sản xuất, người nhập khẩu, bán buôn với siêu thị đã được một số siêu thị thực hiện rất tốt đã góp phần làm giảm chi phí cho siêu thị tiến tới hạ giá.Tuy nhiên nhìn tổng thể thì vấn đề nguồn cung ứng hàng hóa cho siêu thị vẫn còn bất ổn, liên tục. Nhiều mặt hàng siêu thị đã ký với nhà cung ứng nhưng vì một lý do nào đó không có hàng thế rồi siêu thị đành chấp nhận. Nói chung kinh doanh siêu thị đang gặp rất nhiều vất vả về nguồn cung ứng, do vậy hiện nay một số siêu thị đã chuyển qua kinh doanh hàng nội địa là chính, điều này hạn chế nhiều tới việc mở rộng sản phẩm mẫu mã ,kiểu dáng. Tình trạng vốn ít giá thuê mặt bằng, hàng hóa chưa phong phú độc đáo, chưa có nhiều dịch vụ đủ mạnh để cạnh tranh với những siêu thị lớn hơn nên các siêu thị nhỏ chưa thuyết phục được người tiêu dùng Hà Nội . Điều này có thể do chủng loại hàng hóa , giá cả cách trưng bày…và quy trình làm việc không thống nhất làm cho mối liên kết trong các siêu thị với nhau còn hạn chế, cạnh tranh nhau gây ra hiệu quả không tốt cho chính các siêu thị.

Một phần của tài liệu Đề án Nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ tại các siêu thị ở Hà Nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w