Quy trình kiểm nghiệm theo ca tại phân xưởng

Một phần của tài liệu KHẢO sát QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ và kỹ THUẬT KIỂM NGHIỆM LƯƠNG THỰC tại xí NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC II (Trang 44 - 45)

 Mục đích: Kiểm tra chất lượng của gạo và sự hoạt động của thiết bị trong suốt quá

trình sản xuất để có biện pháp xử lý đạt hiệu quả. % 15 100 * 30 5 , 4 

 Quy trình kiểm nghiệm như sau

- Khâu nguyên liệu: Được KCS kiểm nghiệm về các chỉ tiêu của gạo nguyên liệu để phân loại sản xuất theo các loại gạo thành phẩm có % tấm khác nhau. Còn các công đoạn tiếp theo thì được bộ phận kỹ thuật vận hành máy thường xuyên kiểm tra khi sản xuất và phải dựa vào mẫu chuẩn.

- Khâu làm sạch: Kiểm tra độ làm sạch của sàng có hiệu quả hay không để điều chỉnh nguyên liệu xuống cho phù hợp.

- Khâu xát trắng: Kiểm tra mức độ bóc cám và rạn gãy do xát để điều chỉnh thanh cao su cho phù hợp.

- Khâu lau bóng: Kiểm tra mức độ trắng bóng của gạo, sau đó điều chỉnh lượng nước phun cho thích hợp.

- Khâu tách thóc: Kiểm tra khả năng tách thóc của máy có hoàn toàn hay không để điều chình cho phù hợp.

- Khâu tách tấm: Kiểm tra khả năng hoạt động của thiết bị có đạt với yêu cầu bắt tấm theo đúng mẫu chuẩn hay không, để điều chỉnh cho hợp lý.

- Khâu sấy: Sử dụng máy kett để kiểm tra gạo và điều chỉnh mức độ sấy cho đạt yêu cầu bảo quản. Thường gạo sau khi sấy phải đạt độ ẩm là 14.5%.

- Khâu bảo quản: Phải thường xuyên kiểm tra mỗi tháng 1 lần để xem xét các hiện tượng xảy ra trong quá trình bảo quản để có thể phát hiện và khắc phục kịp thời.

Một phần của tài liệu KHẢO sát QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ và kỹ THUẬT KIỂM NGHIỆM LƯƠNG THỰC tại xí NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC II (Trang 44 - 45)