Cách lấy mẫu lương thực tại xí nghiệp

Một phần của tài liệu KHẢO sát QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ và kỹ THUẬT KIỂM NGHIỆM LƯƠNG THỰC tại xí NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC II (Trang 37 - 39)

- Gạo thành phẩm ở xí nghiệp chế biến lương thực II được bảo quản trong kho chủ yếu là hình thức đóng bao. Do đó để đánh giá chính xác phẩm chất của khối lương thực trong bao thì phải có cách lấy mẫu như thế nào để đúng với yêu cầu kỹ thuật và mẫu phải mang tính đại diện, khách quan. Từ đó mẫu đưa đi phân tích mới có được sự phản ánh đúng phẩm chất của khối lương thực.

- Trong công tác lấy mẫu để kiểm nghiệm trước tiên phải xác định lô hàng đó có tính đồng nhất hay không. Việc xác định này được thực hiện bằng cảm quan và qua lý lịch lô hàng. Nhưng trong quá trình lấy mẫu có vài bao bị mốc, ướt, hay có các hiện tượng hư hỏng khác thì phải tách ra xác định riêng để nhằm đảm bảo cho lô hàng được đồng nhất về loại và chất lượng.

- Số bao lấy mẫu thường được quy định theo các bảng sau:

Bảng 2. Quy định 1

Số lượng bao Số bao lấy mẫu

< 10 Lấy tất cả các bao.

10 ÷ 100 Lấy 10 bao + 10% số bao đã trừ đi 10.

> 100 ÷ 750 Lấy 20 bao + 5% số bao đã trừ đi 100.

> 750 Lấy từ hai mẫu chung trở lên.

Số lượng bao Số bao lấy mẫu 1 ÷ 2 Lấy tất cả 3 ÷ 6 Lấy 2 bao 7 ÷ 11 Lấy 3 bao 12 ÷ 19 Lấy 4 bao 20 ÷ 30 Lấy 5 bao 31 ÷ 41 Lấy 6 bao 42 ÷ 56 Lấy 7 bao 57 ÷ 71 Lấy 8 bao 72 ÷ 90 Láy 9 bao 91 ÷ 100 Lấy 10 bao

> 100 Lấy căn bậc hai của số bao trong lô.

(Nguồn: số liệu do xí nghiệp cung cấp)

Bảng 4. Quy định 3

Số lượng bao Số bao lấy mẫu

< 10 bao Lấy tất cả

< 100 bao Lấy 10 bao mẫu.

100 ÷ 500 bao Lấy cơ sở 100 bao chọn 10 bao lấy mẫu số còn lại lấy 8% bao. 500 ÷ 1000 bao Lấy cơ sở 500 bao chọn 42 bao số còn lại lấy 6% bao.

1000 ÷ 5000 bao Lấy cơ sở 1000 bao chọn 72 bao số còn lại lấy 3% bao. 5000 ÷ 10000 bao Lấy cơ sở 5000 bao chọn 192 bao số còn lại lấy 2% bao. > 10000 bao Lấy cơ sở 10000 bao chọn 292 bao số còn lại lấy 1% bao.

(Nguồn: số liệu do xí nghiệp cung cấp)

- Vị trí bao lấy mẫu: Nếu muốn kiểm tra chất lượng gạo trong một bao thi lấy tại 3 điểm đầu, giữa và cuối. Còn kiểm tra chất lượng gạo trong bao mà được chất theo cây, theo lô thì lấy cả 5 mặt. Nhưng trong thực tế tại xí nghiệp, do điều kiện chất xếp bảo quản gạo thành phẩm chỉ theo mặt bằng kho nên nếu lấy cả 5 mặt của lô hàng là không

thể nên thường lấy mẫu một cách ngẫu nhiên và lấy cho đến khi đủ số lượng mẫu cần thiết để phân tích là được.

 Một số khái niệm về các loại mẫu trong kiểm nghiệm lương thực, thực phẩm.

- Mẫu đầu tiên (mẫu ban đầu): là mẫu lấy ra từ những điểm, vị trí đã quy định trước tùy theo từng loại, phẩm chất, quy cách đóng gói, chế biến, thời gian xuất nhập gạo. Khối lượng mẫu lấy theo quy định ≤ 250g.

- Mẫu chung: Là tập hợp tất cả các mẫu ban đầu, khối lượng mẫu chung ≥ 2 kg.

- Mẫu trung bình: là lượng mẫu được lấy ngẫu nhiên từ mẫu chung sau khi đã đáo trộn lại với nhau. Khối lượng mẫu trung bình ≤ 2 kg.

- Mẫu phân tích: là lượng mẫu được lấy từ một phần của mẫu trung bình dùng để phân tích từng chỉ tiêu chất lượng. Thông thường mẫu được lấy ra là khoảng 20 ÷ 30g. - Mẫu lưu trữ: là mẫu cần giữ lại một thời gian để đối chiếu phẩm chất giữa 2 bên giao- nhận, để xác định kết quả của một phương pháp kiểm nghiệm hoặc kiểm tra việc thực hiện hợp đồng kinh tế của các đơn vị. Thông thường, khối lượng mẫu lưu bằng với khối lượng mẫu trung bình. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu thực tế mà khối lượng mẫu lưu có thay đổi.

Một phần của tài liệu KHẢO sát QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ và kỹ THUẬT KIỂM NGHIỆM LƯƠNG THỰC tại xí NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC II (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w