4.1. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
4.1.1. Thành tựu
* Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
* Công tác dạy nghề không ngừng được củng cố và phát triển. * Giảm thiểu rủi ro cho người dân.
* Khắc phục rủi ro: cho người dân có ý nghĩa và thiết thực.
* Công tác cứu trợ đột xuất: được triển khai kịp thời, khẩn trương, có hiệu quả. * Bảo hiểm y tế: Tỷ lệ dân số tham gia BHYT đã tăng lên hàng năm.
* Đảm bảo giáo dục tối thiểu: Năm 2000 hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục
tiểu học - chống mù chữ; năm 2008 hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; năm 2009 đạt chuẩn phổ cập giáo dục mức độ 1. Cơ sở vật chất được đầu tư, chất lượng giáo viên và chất lượng giáo dục tăng lên hàng năm.
* Đảm bảo nhà ở tối thiểu cho các hộ dân trên toàn tỉnh.
* Đảm bảo nước sạch: Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ
sinh tăng qua các năm, năm 2012 là 72 %, tăng 37% so với năm 1995 (dưới 35%) [224, tr.9].
* Một số mô hình, điển hình về thực hiện chính sách an sinh xã hội: Trong quá trình triển khai chính sách ASXH, đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm tốt có sức lan tỏa trong cộng đồng. Tiêu biểu là:
- Mô hình dành cho những đối tượng đã từng nghiện ma túy, bị nhiễm HIV/AIDS: Câu lạc bộ “Chân trời mới”, được thành lập tháng 2/2011 tại huyện Mường Ảng, nhằm
giúp đỡ những người sau cai nghiện ma túy quay trở lại cuộc sống, hòa nhập vào cộng đồng.
- Mô hình XĐGN hiệu quả: Trên "bản đồ" giảm nghèo nhanh ở Điện Biên đã xuất hiện những điểm sáng, trong đó phải kể đến xã Tỏa Tình (Tuần Giáo).
- Mô hình thoát nghèo từ việc tận dụng lợi thế của địa phương phát triển cây chè Shan Tuyết ở huyện Tủa Chùa.
Các chính sách và giải pháp XĐGN được triển khai đồng bộ trên cả 3 phương diện: i) Giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, nhà ở, nước sinh hoạt; ii) Hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về tín dụng ưu đãi, khuyến nông - lâm - ngư; iii) Phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu cho xã, phường, thị trấn. Đến nay công tác XĐGN đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được các cấp, các ngành và nhân dân ghi nhận: Năm 2004 là 61.654 h chiếm tỷ l 53,01%, đến cuối năm 2009 còn 48.987 hộ; cuối năm 2010 là 51.644 hộ ệ ộ chiếm tỷ l 50,01%, đến cuối năm 2013 còn 38.987 hộ, chiếm tỷ lệ 35,06%. Đời sống vậtệ chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh được nâng lên rõ rệt [225, tr.5 - 9].