Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Công ty 100% vốn nước ngoài doc (Trang 34 - 36)

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀ

4.1.2 Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh

sản phẩm, sức cạnh tranh

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cũng như khả năng cạnh

tranh của nước tiếp nhận đầu tư. Theo yêu cầu của kinh tế thị trường, muốn có được tăng trưởng GDP và phát triển kinh tế phải không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ

của quá trình sản xuất từ đó làm nền tảng cho nâng cao sức cạnh tranh của các ngành hàng, các vùng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Nâng cao sức cạnh tranh là đòi hỏi khách quan và là

điều kiện để tồn tại đối với từng chủ thể sản xuất kinh doanh trong kinh tế thị trường. Đầu tư

trực tiếp nước ngoài đã có tác động lớn đối với quá trình này.

Như chúng ta biết, muốn có lợi nhuận các chủ thể kinh doanh buộc phải, một mặt,

không ngừng hạ thấp hao phí lao động cá biệt so với hao phí lao động xã hội cần thiếttheo đòi hỏi của quy luật giá trị, mặt khác phải không ngừng cải tiến mẫu mã, chủng loại, chất lượng

sản phẩm, cách thức phục vụ khách hàng dựa trên sự phát triển ngày càng đa dạng với những

yêu cầu ngày càng cao của hệ thống các nhu cầu xã hội. Điều này chỉ có thể thực hiện được

khi các chủ thể kinh tế không ngừng ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ

thuật - công nghệ vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động. Bản thân các nước đang phát triển với trình độ sản xuất còn lạc hậu nên dẫn đến năng suất lao động không

cao, sản phẩm kém chất lượng, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong khi đó,

các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn được thực hiện dựa trên những công nghệ hiện có

nhất định, nên đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đồng thời thực hiện chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào nước tiếp nhận đầu tư. Trước sức ép cần phải tồn tại trong môi trường cạnh

tranh, các doanh nghiệp trong nước không thể không tiến hành ứng dụng kỹ thuật - công nghệ

vào sản xuất, điều này đã góp phần nângcao năng lực cạnh tranh nội bộ ngành nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung.

Như vậy, công nghệ là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

của một quốc gia, đối với các nước đang phát triển thì vai trò của công nghệ lại càng khẳng định rõ.

Bên cạnh chuyển giao các công nghệ sẵn có, các dự án của công ty nước ngoài còn tham gia nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ của nước chủ nhà, nhờ đó mà năng lực

công nghệ của nước chủ nhà ngày càng phát triển hơn. Mặt khác, trong quá trình sử dụng các công nghệ hiện đại của nước ngoài đội ngũ chuyên gia cũng như công nhân trong nước học được rất nhiều kinh nghiệm. Muốn học được công nghệ hiện đại đòi hỏi lực lượng lao động trong nước (chuyên gia và công nhân) phải nỗ lực rất nhiều mới có thể nhanh chóng tiếp thu

được công nghệ hiện đại, sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện của nước mình và biến

chúng thành công nghệ của mình.

Trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, công nghệ hiện đại có vai trò quyết định đến năng

suất lao động nó tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của ngành. Nền kinh tế Việt Nam

có xuất phát điểm thấp, trình độ công nghệ lạc hậu thì việc nâng cao trình độ công nghệ thông

qua vốn đầu tư nước ngoài là bước đi đúng đắn. Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, công

nghệ hiện đại không là giải pháp duy nhất cho tất cả các trường hợp tiếp nhận công nghệ, vì còn phụ thuộc vào năng lực tiếp nhận của người sử dụng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Công ty 100% vốn nước ngoài doc (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)