1 Nguyên nhân khách qua n:

Một phần của tài liệu Biện pháp hoàn thiện mô hình quản lý tài chính hàng không việt nam (Trang 30 - 34)

5.1.1 – Về nguồn lực tài chính của TCT HKVN:

Với tổng vốn của chủ sở hữu tính đến 31/12/1998 là 1.670.039 tỷ đồng (tương đương với 120 triệu USD), quy mô về vốn của TCT HKVN còn quá nhỏø bé, chỉ bằng một doanh nghiệp nhỏ ở các nước khác. TCT khó có thể chủ động trong kinh doanh vận tải hàng không và không thể thực hiện quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên bằng sức mạnh tài chính -đầu tư.

5.1.2 – Về cơ chế và các chính sách của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh :

Để có thể đứng vững được trong cạnh tranh và có mức độ tăng trưởng như trong thời gian qua, một phần TCT HKVN đã có được sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước ( cho hãng hàng không quốc gia kinh doanh độc quyền ) thông qua các chính sách ưu đãi như :

− TCT HKVN là doanh nghiệp đại diện quốc gia được cấp thương quyền khai thác kinh doanh vận tải hàng không nội địa và quốc tế.

− Thông qua các chính sách : cấp chứng chỉ và thương quyền khai thác, thủ tục phê duyệt giá cước các đường bay quốc tế… Nhà nước đã hạn chế các hãng hàng không khác kinh doanh vận tải hàng không tự do trên lãnh thổ Việt Nam.

− Bảo lãnh để TCT HKVN vay vốn của các tổ chức tín dụng xuất khẩu cho đầu tư thuê mua máy bay.

− Bằng công văn số 211/CP-KTTH ngày 28/2/1998 Thủ tướng Chính phủ đả cho phép ghi thu, ghi chi tiền thuế doanh thu chưa nộp năm 1997, thuế doanh thu và thuế lợi tức từ năm 1998 đối với tiền thuê máy bay để cấp bổ sung vốn đầu tư cho TCT HKVN. Đồng thời, đối với nhiên liệu bay và đồ uống phục vụ trên các chuyến bay quốc tế, TCT HKVN được hưởng chế độ tạm nhập tái xuất, được hoàn thuế nhập khẩu và phụ thu (nếu có) kể từ ngày 01/3/1998 .

Ngược lại, những quy định cứng nhắc của Nghị định 59/CP và Quy chế tài chính mẫu của tổng công ty nhà nước đã làm hạn chế hoạt động kinh doanh của TCT HKVN, những nhược điểm của quy chế tài chính hiện nay biểu hiện cụ thể như sau :

• Để khắc phục tình trạng chủ sở hữu chung chung trước đây , Nhà nước bổ nhiệm Hội đồng quản trị thực hiện chức năng đại diện cho chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, theo đề nghị của Hội đồng quản trị , bổ nhiệm Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị , đồng thời trước Chính phủ - người ra quyết định bổ nhiệm- về điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến sự chồng chéo và không thống nhất trong quy trình ra quyết định của các cấp lãnh đạo TCT.

• Để thể hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp, Chính phủ đã :

− Quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc thành lập, mục tiêu nhiệm vụ, chiến lược phát triển , điều lệ mẫu , cấp vốn đầu tư , bổ nhiệm cán bộ, kiểm tra giám sát việc bảo toàn vốn… của doanh nghiệp.

− Quy định cứng nhắc chế độ khấu hao, tỷ lệ phân chia lợi nhuận, phương án huy động vốn , góp vốn vào liên doanh với chủ sở hữu khác.

− Quy định các tiêu chuẩn , chế độ, định mức đơn giá tiền lương đối với sản phẩm làm cơ sở để TCT trả lương cho người lao động …

− Quy định giá cước đối với các đường bay trong nước.

Nói chung , khi điều hành hoạt động của TCT, nhà quản trị – Tổng giám đốc – phải luôn chấp hành những quy định, chế độ rất chặt chẽ của chủ sở hữu. Do đó, mặc dù nhà quản trị có quyền chủ động hơn so với trước đây, nhưng cũng không thể tự do đưa ra quyết định trái với các quy định cứng nhắc, dù quyết định đó cần thiết và theo nhà quản trị là có lợi cho TCT.

Nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động của TCT như thế, nhưng vì chủ sở hữu không cụ thể nên sự kiểm soát đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp không thật hiệu quả, thường có sự nghi kỵ sinh ra thủ tục hành chính rườm rà , trì trệ . Mặt khác, quyền lợi hợp pháp của nhà quản trị chưa tương xứng với hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quản trị giỏi , doanh nghiệp hoạt động có lãi thì nhà quản trị không được tăng lương; mà quản trị kém, doanh nghiệp thua lỗ thì cũng không có quy định nào buộc nhà quản trị phải chịu trách nhiệm vật chất cụ thể.

5.2 – Nguyên nhân chủ quan :

5.2.1 – Về cơ cấu tổ chức :

• TCT HKVN được hình thành từ sự lắp ghép một cách cơ học các doanh nghiệp hoạt động theo Nghị định 388/HĐBT nên chưa tạo được sự hỗ trợ có hiệu quả giữa các đơn vị thành viên. Đại diện quyền sở hữu về vốn tại các đơn vị thành viên chưa được xác định rõ ràng giữa Bộ Tài chính và Hội đồng quản trị TCT, chức năng quản lý tài chính chưa được thực hiện bằng chính công cụ tài chính mà bằng mệnh lệnh hành chính nên chưa khai thác hết được những ưu thế của quá trình tập trung hoá nguồn lực của sản xuất, chưa điều phối vốn thực sự hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

• Hoạt động của TCT và của khối HTTT ( VN ) bị lẫn lộn, làm mất đi bộ máy tổ chức của VN – đơn vị nòng cốt trong TCT.

• Hoạt động của Công ty Vasco độc lập và mang tính chất của một doanh nghiệp sự nghiệp (làm nghĩa vụ phục vụ kinh tế quốc dân, theo giá do Nhà nước quy định), nhưng TCT HKVN phải xếp Công ty Vasco vào nhóm những thành viên HTPT để bù đắp cho nó và duy trì hoạt động của nó như là một nghĩa vụ của TCT đối với Nhà nước .

• Viện Khoa học hàng không thuộc TCT HKVN, nhưng hoạt động của Viện này lại ít gắn với hoạt động của TCT HKVN . Nguồn nhân lực của Viện Khoa học hàng không chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu những đề án lớn, mang lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh của TCT HKVN.

• Bản thân bộ máy quản lý khối Cơ quan của TCT còn cồng kềnh, chức năng hoạt động vừa chồng chéo nhau lại vừa thiếu sót :

− Các cơ quan tham mưu tổng hợp của TCT tập trung quản lý các công việc của VN, vốn rất phức tạp, nên chưa quan tâm đúng mức đến việc quản lý các đơn vị thành viên hạch toán độc lập theo chức năng được giao phó.

− Các nhà quản trị TCT chưa kịp thời chuẩn bị cơ sở vật chất và con người để xây dựng nên Công ty Tài chính hàng không, một đơn vị có đủ tư cách pháp nhân, làm nhiệm vụ huy động vốn và điều phối vốn có hiệu quả, nhằm tạo nguồn lực tài chính đủ mạnh để trở thành tập đoàn kinh tế hàng không có quy mô lớn .

• Công tác quản lý, điều hành của TCT tuy có tiến bộ nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém : thiếu các văn bản pháp quy về quản ly ù, định mức kinh tế kỹ thuật, chế độ quản lý vật tư – khí tài, định mức lao động…; quy trình ra quyết định cồng kềnh thiếu linh hoạt, kém hiệu quả ; các quy trình quản lý khai thác còn chồng chéo và chưa rõ ràng ; chưa xây dựng được phong cách làm việc theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hướng vào thị trường.

• Từ Chủ tịch Hội đồng quản trị , Tổng giám đốc cho đến Giám đốc các đơn vị thành viên đều không phải là chủ sở hữu, nên không ai có quyền lực và tâm huyết thực sự trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn của sản xuất kinh doanh. Tình hình chung là đùn đẩy nhau né tránh trách nhiệm, hoặc không ai chịu nghe ai khi có mâu thuẫn trong các quyết định quản trị . Hậu quả là hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng .

• Việc tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vẫn chưa được thực hiện đồng bộ trong toàn hệ thống quản lý tài chính của TCT. Trang thiết bị dùng cho quản lý còn lạc hậu và năng lực quản lý của các đơn vị cơ sở chưa đồng đều.

Kết luận Chương 2

Cũng như các Tổng công ty 91 của Việt Nam, mô hình quản lý tài chính của TCT HKVN mang những đặc trưng cơ bản là : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Hình thành không phải trên cơ sở sự sát nhập, hợp nhất hay mua lại công ty khác như cách của hầu hết các tập đoàn kinh tế trên thế giới mà đó là sự liên kết giữa các doanh nghiệp của cùng một chủ sở hữu là Nhà nước.

− Thực lực tài chính của TCT HKVN còn chưa đủ mạnh, hiệu quả kinh doanh chưa cao.

− Các nhà quản trị TCT do Nhà nước bổ nhiệm về thực chất chưa có đủ quyền lực và trách nhiệm quản lý, chưa thực sự gắn bó với vận mệnh của TCT bằng quyền lợi vật chất.

Vì vậy, mô hình này còn có những vướng mắc cần phải được giải quyết . Những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý tài chính của TCT HKVN có thể được hệ thống lại như sau :

− Phải gắn sự phát triển của TCT với sự nghiệp đổi mới, mở cửa và hội nhập của đất nước, tranh thủ được sự hỗ trợ về nhiều mặt của Chính phủ, tận dụng vị thế của một doanh nghiệp độc quyền để tạo cơ hội phát triển, chuẩn bị sẵn sàng cho môi trường kinh doanh mới cạnh tranh khốc liệt .

− Phải đón đầu xu thế hiện đại hoa,ù thực hiện đổi mới công nghệ kịp thời, chú trọng phát triển yếu tố con người để người Việt Nam làm chủ về kinh doanh và công nghệ khai thác, để đáp ứng nhu cầu vận chuyển phát triển nhanh chóng.

− Phải xây dựng mô hình tổ chức tối ưu và đổi mới cơ chế quản lý theo hướng hợp lý hoá quan hệ tài chính giữa TCT và các doanh nghiệp thành viên, tăng cường hiệu quả quản lý và điều hoà vốn trong toàn TCT bằng cách thành lập Công ty Tài chính hàng không.

Chương 3 :

Một số giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý tài chính của TCT HKVN 1- Nguyên tắc để xây dựng các giải pháp :

Từ những bài học kinh nghiệm của công tác quản lý tài chính trong thời gian qua, TCT HKVN phải nhanh chóng có những giải pháp tích cực hoàn thiện hóa mô hình quản lý tài chính trên cơ sở pháp lý và định hướng chiến lược phát triển TCT HKVN trong dài hạn . Hoàn thiện mô hình quản lý tài chính của TCT HKVN phải bảo đảm những nguyên tắc sau :

1.1 – Ưu tiên phát triển kinh doanh vận tải hàng không:

TCT HKVN lấy kinh doanh vận tải hàng không làm cơ bản. Để hội nhập được với thị trường hàng không thế giới, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam phải đạt tới quy mô hoạt động quốc tế trung bình trong khu vực về mạng đường bay, đội máy bay, khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa. Đồng thời, phải hoạt động có hiệu quả, tình trạng tài chính lành mạnh, thực hiện kinh doanh có lãi với tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn phải đạt được mức trung bình của các hãng hàng không trong Hiệp hội hàng không Châu Á – Thái Bình Dương, mà Hàng không Việt Nam là thành viên.

1.2 – Lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu chính :

Đối với các lĩnh vực kinh doanh ngoài vận tải hàng không , phải lấy quan điểm đầu tư có hiệu quả làm cơ sở cho kế hoạch phát triển . Thúc đẩy cổ phần hóa, giải thể các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ lâu dài và không kinh doanh các ngành nghề mà TCT HKVN không có lợi thế cạnh tranh.

Việc hợp nhất, sát nhập hoặc giải thể, chuyển đổi quyền sở hữu các đơn vị thành viên phải dựa trên cơ sở nhận thức về nhu cầu khách quan và xuất phát từ hiệu quả kinh tế thực sự , xây dựng doanh nghiệp vì mục tiêu hiệu quả kinh tế chứ không phải vì để giải quyết chính sách cán bộ.

Một phần của tài liệu Biện pháp hoàn thiện mô hình quản lý tài chính hàng không việt nam (Trang 30 - 34)