Trung tâm soạn hàng tự động

Một phần của tài liệu tiểu luận môn logistics ứng dụng big data trong logistics (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 4: HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BIG DATA PHỤC VỤ LOGISTICS VÀ THỰC TRẠNG Ở VN

4.2.2 Trung tâm soạn hàng tự động

Việc soạn (chia chọn, phân loại) hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo truyền thống được thực hiện bán tự động với ứng dụng mã vạch để xác định kiện hàng sau đó nhân công sẽ phân loại bằng tay tại các đầu mối trung chuyển, giao nhận. Khi số lượng đơn hàng và tốc độ xử lý tăng lên thì năng suất và độ chính xác làm việc bằng tay sẽ không đáp ứng được yêu cầu công việc do đó cần có các bộ chia chọn hàng tự động. Thiết bị này được thiết kế theo dạng dây chuyền dạng thẳng hay vòng tròn với một hay vài đầu vào và rất nhiều đầu ra là các điểm đến cuối cùng hay các nhóm hàng cần phân loại. Nó có thể chia chọn các loại hàng phổ biến như phong bì bưu kiện, hộp, thùng, gói hàng không định hình. Khối lượng được thiết kế trung bình không quá 20 kg/kiện. Năng suất trung bình dao động tuỳ thuộc nhu cầu sử dụng, có thể từ 1.500 tới

6.000 kiện hàng/giờ; loại công suất lớn có thể tới 18.000 kiện/giờ. Các tuyến vận tải có thể gồm đường bộ, hàng không, đa phương thức.

Các nhà cung cấp thường là từ EU, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ. Trong nước hiện có Công ty Logitics Stars Link giới thiệu hệ thống của Grey Orange.

Các doanh nghiệp chuyển phát nhanh, vận tải, giao hàng TMĐT (đều thuộc logistics) là người sử dụng các hệ thống này tuy nhiên một trong các khó khăn là nhà cung cấp thường không hoàn toàn nắm vững quy trình kinh doanh của người làm logistics, ngược lại người làm logistics thì không nắm về tự động hóa và IoT.

Do đó, tới nay tất cả các công ty lớn, nhiều tiềm năng vẫn đang soạn hàng bằng tay (VN Post, Viettle Post, Lazada, Tiki, Kerry Express, Nhất Tín, 24/7, 365, Vin Commerce, …).

Một phần của tài liệu tiểu luận môn logistics ứng dụng big data trong logistics (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w