CHƯƠNG 4: HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BIG DATA PHỤC VỤ LOGISTICS VÀ THỰC TRẠNG Ở VN
4.1.5 Hệ thống quản lý vận tải (TMS)
Hệ thống TMS cho dịch vụ logistics cần có khả năng quản lý cùng lúc các hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng nhiều phương thức khác nhau, qua nhiều biên giới khác nhau nhưng chỉ do một nhà điều hành thực hiện - Nhà điều hành Vận tải Đa phương thức (MTO).
TMS đảm trách các vai trò chính sau: - Lựa chọn phương thức vận tải - Hỗ trợ hoạt động gom hang
- Hoạch định tuyến và lịch vận chuyển
- Xử lý yêu cầu trả hàng - Hỗ trợ truy xuất tình trạng lô hang - Thanh toán cước phí.
Nó cũng phải liên kết được với các điểm nút dọc theo chuỗi cung ứng như kho, cảng để cập nhật tình trạng hàng hóa, kết nối tốt với các ERP và WMS.
Nhà cung cấp TMS chuyên nghiệp tại Việt Nam hiện rất hạn chế, đồng thời việc cài đặt hệ thống còn gặp rất nhiều khó khăn do khả năng liên kết đồng bộ dữ liệu với các hãng tàu, hãng hàng không, hải quản, cảng biển, cảng hàng không, và trong nội bộ các công ty logistics là quá phức tạp. Các công ty lớn tầm cỡ Thế giới thì đạt được khả năng này, đó thường là các nhà Tích hợp hệ thống như DHL, FedEX, UPS và các Công ty 3PL như DB Schenker, Expeditors, Panalpina, Kuehne + Nagel, Ceva Logistics, Logwin,… Trong nước có thể nói chưa có công ty nào đạt trình độ ứng dụng nêu trên, tuy nhiên họ thường ứng dụng các hệ thống quản lý vận tải nội địa, quản lý đội xe, sử dụng các công cụ quản lý dịch vụ Giao nhận truyền thống do các nhà cung cấp trong nước phát triển
như Fast, Vĩ Doanh FMS, … tỷ lệ ứng dụng dưới 10%, đa số còn dùng Excel tự quản lý. Chưa có những hệ thống thích hợp cho các công ty nhỏ và vừa Việt Nam.