Đặc điểm phân bố theo tuyến điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học, Sinh Thái Loài Đẳng Sâm Bắc (Codonopsis Pilosula (Franch.) Nannf) Tại Huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang​ (Trang 34)

Đẳng sâm bắc là cây nhiệt đới thích hợp nhất ở độ cao từ trên 600m trên mực nước biển. Là cây trụi bóng, đặc biệt khi còn non. Lượng mưa 2500- 3000mm phân bố đều trong năm là thích hợp cho sinh trưởng phát triển của cây Đẳng sâm bắc. Đẳng sâm bắc không chịu úng, rất dễ bị ủng thân củ đất quá ẩm hay ngập úng. Đẳng sâm bắc mọc hoang khắp nơi, chịu đất ẩm ướt, mát, hốc đất trên núi đá.

Bảng 4.4. Đặc điểm phân bố Đẳng sâm bắc theo tuyến điều tra

Tt Tuyến điều tra Chiều dài

(km) Số cá thể (cây) Tần suất (cây/km) Cây ra hoa, quả 1 Tuyến số 1. Xã Thượng Sơn – Vị Xuyên 4 km 15 3,75 4 Tuyến số 2. Xã Thượng Sơn – Vị Xuyên 4 km 8 2 2 Tuyến số 3. Xã Thượng Sơn – Vị Xuyên 4 km 5 1,25 1 2 Tuyến số 1. Xã Cao Bồ - Vị Xuyên 3,4 km 8 2,35 2 Tuyến số 2. Xã Cao Bồ - Vị Xuyên 3,4 km 4 1,17 1 Tuyến số 3. Xã Cao Bồ - Vị Xuyên 3,4 km 2 0,5 1 Tổng 7,4 km 42 11,05 11 Trung bình 3,7 km 7 1,83 1,8

Qua số liệu trình bày ở bảng trên cho thấy rằng, số lượng Ðẳng sâm bắc phân bố trong tự nhiên còn ít, phân bố không đều trên các tuyến điều tra. Tần số xuất hiện cao nhất là Xã Thượng Sơn – Vị Xuyên (3,75 cây/km) và thấp nhất là Xã Cao Bồ - Vị Xuyên (0,5 cây/km). Trên 7,4 km đường điều tra gặp 42 cây với tần số xuất hiện trung bình là 7 cây/km. Thời điểm điều tra diễn ra vào mùa ra hoa, kết quả nhưng số luợng cây ra hoa kết quả là rất ít. Kết quả phỏng vấn người dân cho biết, trước đây 10 năm, số lượng Ðẳng sâm bắc bắt gặp rất nhiều ven rừng, trên rẫy bỏ hoang, trên rẫy lúa, rẫy ngô, rẫy sắn nào cũng có thể bắt gặp Ðẳng sâm bắc, người dân khi làm cỏ chừa lại để chăm

sóc. Từ khi Ðẳng sâm bắc được thương lái thu mua, giá tăng lên thì người dân khai thác bán hết, khi khai thác nhổ cả bụi, kể cả cây chưa trưởng thành nên số lượng Ðẳng sâm bắc trong tự nhiên liên tục giảm. Chính tình trạng khai thác bừa bãi và lãng phí là nguyên nhân chính làm giảm số lượng loài này trong tự nhiên.

Hình 0.6. Phỏng vấn người dân xã Cao Bồ, xã Thượng Sơn

4.2.4. Đặc điểm phân bố theo đai cao

Bảng 4.5. Đặc điểm phân bố Đẳng sâm bắc theo đai cao Đai cao Tuyến < 700m >700m Bụi % Bụi % Tuyến 1- 3 tại xã Thượng Sơn- huyện Vị Xuyên 1 9 18,4 12 18,19 2 9 18,4 10 15,15 3 8 16,3 10 15,15 Tuyến 4- 6 tại xã Cao Bồ- huyện Vị Xuyên 4 8 16,3 12 18,19 5 6 12,2 11 16,66 6 9 18,4 11 16,66 Tổng 49 100,0 66 100,0

Kết quả trình bày ở bảng 4.5 cho thấy, trên tất cả các tuyến điều tra đều có xuất hiện Ðẳng sâm bắc. Số lượng Đẳng sâm bắc phân bố ở đai cao <700m so với mặt nước biển thấp so với đai cao >700m.

Cây Đẳng sâm bắc ở nơi đất tương đối tốt, tầng đất dầy, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng, đất có hàm lượng mùn cao.

Hình 0.7. Hình ảnh nhóm thực tập điều tra ở Xã Cao Bồ 4.2.5. Đặc điểm phân bố theo dạng sinh cảnh

Kết quả điều tra về phân bố của Đẳng sâm bắc theo các sinh cảnh được thể hiện ở bảng sau :

Bảng 4.6. Phân bố Đẳng sâm bắc theo sinh cảnh

TT Sinh cảnh Tần số bắt gặp Tuyến

1 Rừng trồng Hay gặp 1, 2, 4, 5

2 Rừng tự nhiên Xuất hiện nhiều 1, 3, 4, 5, 6

Kết quả điều tra từ bảng 4.6 cho thấy Đẳng sâm bắc phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên, 5/6 các tuyến điều tra khu vực rừng tự nhiên đều xuất hiện cây Đẳng sâm bắc. Tại rừng trồng có xuất hiện Đẳng sâm bắc nhưng với tần suất ít hơn rừng tự nhiên.

4.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Đẳng sâm bắc tại địa phương

Chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa về việc phát triển nguồn lợi của các loài cây thuốc quý hiếm phục vụ cho lợi ích của người dân bằng nhiều cách:

- Xây dựng các biển, bảng tuyên truyền về bảo vệ rừng, bảo vệ phát triển cây Đẳng sâm bắc.

- Nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng và chính quyền địa phương về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển loài.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp cho người dân biết rằng cây Đẳng sâm bắc tại khu vực là nguồn lợi to lớn nhưng có giới hạn, nếu không sử dụng hợp lý và có phương thức gây trồng, chăm sóc và phát triển thì chúng sẽ bị cạn kiệt dần.

- Gây trồng thử nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật gây trồng, vật tư cần thiết phục vụ cho công tác chăm sóc và gây trồng.

- Hướng dẫn thông tin và có các cơ sở thu mua sản phẩm cho người dân. - Cần phải có các mức xử phạt khác nhau đối với các trường hợp vi phạm. Cần xử phạt đúng tội, đúng mức và tăng mức xử phạt hành chính đối với những đối tượng vi phạm để làm gương cho mọi người.

- Khoanh nuôi bảo vệ loài.

- Muốn bảo vệ được loài Đẳng sâm bắc trước tiên cần phải bảo vệ nơi sống, sinh cảnh của khu vực mà cây phân bố, cấm khai thác các loài cây rừng đặc biệt là các loài đang được bảo vệ ,tránh làm ảnh hưởng tới các điều kiện và tiểu khí hậu của rừng. Do đó cần có sự tham gia tích cực của các cơ quan chức năng, đặc biệt là cán bộ kiểm lâm.

- Có thể kết hợp việc đưa vào chương trình học tập bằng cách lồng ghép vào chương trình học ngay từ bây giờ những thông tin về lợi ích của các loài dược liệu quý và việc cần thiết bảo vệ nguồn lợi cây nói riêng cũng như bảo tồn thiên nhiên nói chung của huyện Vị Xuyên.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu, đặc điểm nông sinh học và sinh thái học cây Đẳng sâm bắc phân bố trên huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang như sau:

Đặc điểm sinh học: Là một loài cây sống lâu năm, mọc xung quanh các bờ suối hay các cánh rừng thưa dưới bóng các cây to. Loài cây này là dạng cây bụi rậm rạp, có xu hướng leo bằng thân quấn, với các lá hình tim, hoa hình chuông màu lục với 5 đầu cánh hoa cùng các gân màu tía nhạt. Loài cây này có thể cao tới 2,4–3 m và rễ dài 10–45 cm, dày 1–3 cm. Quả nang có 5 cạnh, khi chín màu tím mang đài hoa tồn tại. Hạt tròn nhỏ, màu nâu. Mùa hoa quả tháng 12-1. Mùa quả chín kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, sau mùa quả chín, từ tháng 12 của năm trước đến tháng 2 của năm sau các bộ phận trên mặt đất bắt đầu vàng úa, lụi tàn. Từ tháng 3 đến tháng 4, phần đầu rễ củ sẽ phát sinh chồi mới và sinh trưởng, phát triển mạnh trong những tháng mùa khô. Ðến tháng 7 đến tháng 8 cây ra hoa, kết quả.

Đặc điểm sinh thái: Ðẳng sâm bắc mọc ở ven các rừng thứ sinh, bụi ở độ cao 600-2.200 m, ở hầu hết các huyện thuộc tỉnh Hà Giang, cây Đẳng sâm bắc ở nơi đất tương đối tốt, tầng đất dầy, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng, tốt nhất là đất thịt, đất có hàm lượng mùn cao.

5.2. Tồn tại

- Do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài việc nghiên cứu về đặc điểm hình thái và sinh thái chưa thật toàn diện, hệ thống. hình thái và sinh thái chưa thật toàn diện, hệ thống.

- Đây là loài sinh trưởng theo mùa cho nên việc theo dõi điều tra không thể tiến hành thường xuyên, liên tục.

Để phát triển diện tích Đẳng sâm bắc một cách hiệu quả và bền vững các cấp lãnh đạo cần có chủ trương, định hướng và quy hoạch vùng cụ thể, cùng với đó là sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng và các biện pháp giúp người dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ rừng. Phát triển Đẳng sâm bắc phải gắn với bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, góp phần phát triển sinh kế bền vững cho người dân, xóa đói giảm nghèo.

Nghiên cứu xây dựng vườn giống gốc, vườn cây đầu dòng phục vụ bảo tồn và nhân giống.

Xây dựng mô hình cải thiện giống, trồng thâm canh cây Đẳng sâm bắc có giá trị kinh tế cao gắn với bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Ngô Triệu Anh (2011). Y Dược học Trung Hoa, Nxb Y học, Hà Nội.

2. Nguyễn Tiến Bân 2005: Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập III, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Trần Khắc Bảo (2003), “Cây thuốc - nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đang có nguy cơ cạn kiệt”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (10/2003), tr. 1336-1338.

4. Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2000), Trồng cây đặc sản và dược liệu dưới tán rừng, Cục khuyến nông khuyến lâm.

5. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn, 2007: Thực vật học. Nxb.Y học, Hà Nội. 6. Bộ Khoa Học và Công Nghệ (2007). Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật),

Nxb Khoa học tự nhiên & công nghệ, Hà Nội.

7. Võ Văn Chi, Trần Hợp, 1999-2002: Cây cỏ có ích ở Việt Nam, Tập I-II, Nxb. Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.

8. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 9. Cục Thống kê tỉnh Hà Giang (2016, 2017), niên giám thống kê tỉnh Hà

Giang năm 2016, 2017, Nxb Thống kê, Hà Nội.

10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/NĐ-CP,

Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, Hà Nội. 11. Lê Trần Chấn và cộng sự (1999), một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật

Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, tr. 225-227.

12. Ngô Quý Công, Bruce Dunn (2005) "Đề xuất về bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc tại Vườn Quốc gia Tam Đảo". Bản tin Lâm sản ngoài gỗ, (5), trang 8-9.

13. Nguyễn Hoàng Uyển Dung (2012). Vi Nhân giống Đảng sâm Codonnopsis javanica Blume, Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà Lạt.

14. Đoàn Trọng Đức, Trần Văn Minh (2015). “Cloning of Vietnam Dang sam (Codonopsis javanica (Blume) Hool.f.et Thoms.) in vitro”, Tạp chí dược liệu, tập 20, số 01/2015

15. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp.

16. Lê Văn Giỏi (2006), “Mô hình trồng cây thuốc nhập nội ở ”, Bản tin Lâm sản ngoài gỗ, (6/2006), trang 18-19.

17. Trần Ngọc Hải (2008).Kỹ thuật trồng cây lâm sản ngoài gỗ. Tài liệu tập huấn khuyến nông cho cán bộ kiểm lâm và khuyến lâm. Bộ NN&PTNT, Trung tâm Khuyến- nông khuyến ngư quốc gia. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Hội dược điển Việt Nam (2018), Dược điển Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

19. Hảng Thị Sông (2015), Đánh giá hiệu quả của cây Đẳng sâm tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Khóa luận tốt nghiệp đại học.

20. Nguyễn Tập (1990), Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ, Nxb Hà Nội.

21. Thái Văn Trừng, 1998: Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

22. Viện Dược liệu, 2004: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập 1-2. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

23. UBND tỉnh Hà Giang (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2025.

24. http://iebr.ac.vn/database/HNTQ7/1586.pdf

25. http://iebr.ac.vn/database/HNTQ7/1586.pdf

26. http://ydvn.net/contents/view/12958.cay-dang-sam-bac-codonopsis- pilosula.html

27. Brummitt R. K., 1992: Vascular plant families and genera, Royal botanical garden, Kew.

28. FAO (2000): Non-wood News.Rome, 2000.

29. FAO (1999): Non-wood forest producs. Volume 12.Rome, 1999.

30. Hongdong X, Lei N, Yuchai X (2006) Tissue culture and rapid propagation of

Amomum tsao-ko Crevost et Lemaire. Chinese wild plant resources 3: 61-63. 31. Sajina A, Mini MP, John ZC, Babu NK, Ravindran NP, Perter VK (1997)

Micropropagation of large cardamom (Amomum subulatum Roxb).

Journal of Spices and Aromatic Crops 6 (2): 145-148.

32. Winkel, G.V(2006), Finding plant Nepal, The plant Rev.11:188-191.

PHỤ LỤC

PHIẾU 01. PHIẾU MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ĐẲNG SÂM BẮC

Khu vực điều tra/bắt gặp:

Tên thông thường: Cây Đẳng sâm bắc Tên khác (ghi đầy đủ các tên dân tộc):

Khu vực sinh trưởng (Ghi các dạng sinh cảnh): Nơi mọc (Sườn, đỉnh, chân đồi, núi, độ cao): Số lượng (nhiều, trung bình, ít ...):

Các loài cây mọc cùng: Đặc tính sinh thái chủ yếu: Hình dáng tán lá

Cành:

- Cách mọc: - Hình dáng: - Lông và màu sắc lông Hình dáng thân (tròn, thẳng, có bạnh vè ...):

Vỏ :

- Độ dày : - Màu sắc: - Nhựa mủ Chiều cao cây:

- Cả ngọn: - Dưới cành

Đường kính cây (ngang ngực):

- Trung bình - Lớn nhất (quan sát được) Lá: Cụm hoa : - Loại -Màu sắc: Kích thước: - Các đặc điểm khác: Hoa: - Màu sắc (đài, tràng): - Kích thước:

Quả:

- Màu sắc : -Kích thước :

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN LOÀI ĐẲNG SÂM BẮC

Phỏng vấn người dân

PHẦN A: THÔNG TIN CHUNG NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN

Tên người được phỏng vấn:……… ………. - Tuổi:………

- Dân tộc:………. …………

- Trình độ……….……….

- Địa chỉ: ……….……….

- Số điện thoại liên hệ: ………

Ngày phỏng vấn: …….. /……/……….

Người phỏng vấn:……… PHẦN B: THÔNG TIN VỀ ĐẲNG SÂM BẮC

STT Câu hỏi Trả lời G

hi chú 1 Ông/bà (hay gia đình

ông/bà) có biết về cây đẳng sâm bắc dùng làm dược liệu

gì không?

 Có

 Không

2 Ông/bà cho biết cây đẳng sâm bắc thường được dùng

để làm gì? 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7.

8.

3 Ông /bà thường thu hái cây đẳng sâm bắc từ những

nguồn nào?

 Tự nhiên

 Gây trồng

4 Theo ông/bà ở địa phương mình những khu vực nào còn nhiều cây đẳng sâm bắc?  ……….  ……….  ……….  ……….  ……….  ……….

5 Ông/bà có thể cho biết mục đích chủ yếu của gia đình mình trong việc thu hái/ gây trồng cây đẳng sâm bắc?

 Để chữa bệnh

 Để bán cho thầy lang

 Để bán cho tư thương

 Cả 3 mục đích trên

 Không ý kiến 6 Ông/bà cho biết một số

thông tin về một số loại sản phẩm cây đẳng sâm bắc chủ yếu bán ra thị trường?  Từ sản phẩm tươi  Từ sản phẩm khô  Sản phẩm đã qua chế biến  Sản phẩm khác

7 Ông/bà cho biết cây đẳng sâm bắc được trồng theo hình thức/ phương thức nào?

 Mọc tự nhiên

 Trồng thuần loài

 Trồng ở vườn nhà

 Trồng dưới tán

 Trồng xen với cây nông nghiệp

8 Ông bà thường thu hái cây đẳng sâm bắc vào lúc nào?

 Mùa hạ a. sáng

 Mùa xuân b. trưa

 Mùa thu c. chiều  Mùa đông d. tối  Quanh năm e. lúc nào cũng được 9 Ông bà cho biết thị trường tiêu thụ các cây đẳng sâm bắc ở địa phương? Bán ở đâu? Bán cho ai? Giá cả như thế nào? ……… ……… ……… ……… ………

 Ông/bà có thể cho biết thêm một số thông tin về loài cây đẳng sâm bắc? Đặc điểm sinh thái Nơi phân bố chính

và thời gian thu hái

Công dụng

Đặc điểm hình thái Nơi phân bố chính và thời gian thu hái

Công dụng

 Ông/bà cho biết các thông tin về các biện pháp kỹ thuật được áp dụng gây trồng hiện nay tại địa phương?

 Về mật độ trồng:………... ... Về thời vụ trồng:……… ……… Về phương thức sử lý thực bì:……… ……… Về kỹ thuật trồng cây:………

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học, Sinh Thái Loài Đẳng Sâm Bắc (Codonopsis Pilosula (Franch.) Nannf) Tại Huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang​ (Trang 34)