Kết quả điều tra, phỏng vấn được phân tích bằng phần mềm Microsoft, Excel 2007.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm sinh học loài Đẳng sâm bắc
4.1.1. Đặc điểm lá
Đẳng sâm Bắc có tên khoa học là Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf., thuộc họ Hoa Chuông (Campanulaceae),
Mặt trước lá Mặt sau lá
Hình 0.1. Hình ảnh lá cây Đẳng sâm bắc
Lá mỏng, mọc đối, hình tim thuôn dài 3-5 cm, rộng 2,5-5 cm, gốc xẻ thành 2 thùy tròn sâu, đầu nhọn hoặc tù, mặt dưới nhạt, có lông nhỏ, gân nổi rõ, mép nguyên, hơi lượn sóng; cuống lá.
4.1.2. Đặc điểm hoa
Hoa mọc riêng lẻ ở kẻ lá, có cuống dài 1,2-2 cm, đài có 5 phiến hẹp, dài 1-1,5 cm, đính nhau ở gốc; tràng hình chuông, đường kính 1-2 cm; 5 cánh hoa màu trắng ngà, mép ngoài có màu tím; nhị 5, chỉ nhị hoi dẹt, bao phấn dính gốc; bầu trên, 5 ô, noãn đính giữa, nhụy có dầu dạng đĩa.
Hình 0.2. Hình thái hoa Đẳng sâm bắc
Hoa màu xanh nhạt, mọc riêng lẻ ở kẽ nách lá, có cuống dài 2-6cm, đài tràng hình chuông, gồm 5 phiến hẹp, 5 cánh có vân màu tím ở họng, lúc sắp rụng trở thành màu vàng nhạt, chia làm 5 thùy, nhụy 5, chỉ nhụy hơi dẹt, bao phấn đính gốc.
Quả bổ đôi, hình chùy tròn, 3 tâm bì, đầu hơi bằng, có đài ngắn, lúc chín thì nứt ra. Có nhiều hạt màu nâu nhẵn bóng.
4.1.3. Đặc điểm thân
Là một loài cây sống lâu năm, leo bằng thân quấn, phân cành, dài 1,5-2,5 m, có rễ củ nạc. Toàn thân có nhựa màu trắng như sữa, ngọn và lá non thuờng có lông mịn, khi già nhẵn.
4.1.4. Đặc điểm rễ
Hình thái củ: Rễ hình trụ dài, đường kính có thể đạt 1,5-2cm, phân nhánh, đầu rễ phình to có nhiều vết sẹo lồi của thân củ, thường chỉ có một rễ trụ mà không có rễ nhánh, càng nhỏ về phía đuôi, lúc tươi màu trắng, sau khô thì rễ có màu vàng, có nếp nhăn.
Hình 0.3. Củ Đẳng sâm bắc
Hình 0.4. Rễ cây Đẳng sâm bắc 4.1.5. Đặc điểm sinh trưởng của loài Đẳng sâm bắc
Ðẳng sâm bắc là cây thân thảo sống nhiều năm, phần trên mặt đất (thân mang lá) lụi vào mùa đông hàng năm, phần dưới mặt đất (rễ củ) vẫn sống và lớn dần theo thời gian. Sau mùa quả chín, từ tháng 12 của năm trước đến tháng 2 của năm sau các bộ phận trên mặt đất bắt đầu vàng úa, lụi tàn. Từ tháng 3 đến tháng 4, phần đầu rễ củ sẽ phát sinh chồi mới và sinh trưởng, phát triển mạnh trong những tháng mùa khô. Ðến tháng 7 đến tháng 8 cây ra hoa, kết quả. Mùa quả chín kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Ðẳng sâm bắc mọc
hoang sinh trưởng, phát triển và gây trồng đều theo mùa vụ. Người dân có kinh nghiệm khai thác Ðẳng sâm bắc biết rất rõ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển để chọn thời điểm khai thác hợp lý.
Bảng 4.1. Lịch mùa vụ sinh trưởng và phát triển của loài Đẳng sâm bắc Giai đoạn sinh
trưởng, phát triển Tháng T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Hạt nẩy mầm, củ đâm chồi x x x Đâm cành, ra lá x x x x X x x x Ra hoa, kết quả x X x x x Quả chin x x x X Thân, cành, lá lụi tàn X x X
Dựa trên kinh nghiệm lịch mùa vụ sinh trưởng và phát triển loài Đẳng sâm bắc để có được những giải pháp, những biện pháp kỹ thuật tác động để thúc đẩy quá trình sinh trưởng của loài cây. Hiện tại diện tích Đẳng sâm bắc trên địa bàn huyện Vị Xuyên là phân bố tự nhiên, người dân chưa nhận thức được giá trị của loài này do đó chưa có nhiều người quan tâm đến gây trồng.
4.1.6 Giá trị của loài Đẳng sâm bắc
Cây thuốc quý được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Rễ củ dùng làm thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, vàng da, ăn uống khó tiêu. Theo phỏng vấn người dân hầu hết Đẳng sâm bắc đều được dung để làm thuốc.
Tại xã Thượng Sơn, điều tra trên 3 tuyến tại 3 thôn Khuổi Luông, Trung Sơn, Vằng Luông; phỏng vấn 15 hộ dân.
Tại xã Cao Bồ, điều tra trên 3 tuyến tại thôn 3 thôn Thác Tăng, Tham Vè, Lùng Tao; phỏng vấn 14 hộ dân.
Tại địa bàn xã Cao Bồ, phỏng vấn 14 người 1 xã, trong đó có 10 nam 4 nữ đa phần người dân đều là người thuộc dân tộc Dao, những thầy lang những người đi rừng thu thập cây dược liệu phải có kinh nghiệm lâu năm để phỏng vấn điều tra sự phân bố, công dụng và đặc điểm sinh thái, hình thái của loài.
Tại địa bàn xã Thượng Sơn, phỏng vấn được 15 người, trong đó có 11 nam và 4 nữ đa phần người dân đều là người thuộc dân tộc Dao, những thầy lang những người đi rừng thu thập cây dược liệu phải có kinh nghiệm lâu năm để phỏng vấn điều tra sự phân bố, công dụng và đặc điểm sinh thái, hình thái của loài.
Tại xã Thượng Sơn, điều tra trên 3 tuyến tại 3 thôn Khuổi Luông, Trung Sơn, Vằng Luông, phỏng vấn 15 hộ dân. Tại xã Cao Bồ, điều tra trên 3 tuyến tại thôn 3 thôn Thác Tăng, Tham Vè, Lùng Tao phỏng vấn 14 hộ dân. Kết quả phỏng vấn hộ dân cho thấy Kết quả phỏng vấn có 19 ý kiến cho rằng Đẳng sâm bắc sử dụng làm thuốc; 15 ý kiến cho rằng Đẳng sâm bắc sử dụng làm gia vị ; 16 ý kiến cho rằng sử dụng để bán; và 9 ý kiến cho rằng sử dụng làm giống.
Kết quả phỏng vấn hộ dân cho thấy Kết quả phỏng vấn có 19 ý kiến cho rằng Đẳng sâm bắc sử dụng làm thuốc; 15 ý kiến cho rằng Đẳng sâm bắc sử dụng làm gia vị ; 16 ý kiến cho rằng sử dụng để bán; và 9 ý kiến cho rằng sử dụng làm giống.
Rễ đảng sâm được thu hoạch vào năm thứ 3 hay 4 của đời cây và phơi khô trước khi đem bán.
Được coi là "nhân sâm của người nghèo", rễ của Đẳng sâm cũng có thể được sử dụng để làm vị thuốc thay thế rẻ tiền hơn cho nhân sâm (Panax ginseng) vì Đẳng sâm và nhân sâm cùng bổ khí với đảng sâm bổ trung ích khí còn nhân sâm bổ tỳ vị và bổ nguyên khí. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào cũng thay thế được, chẳng hạn Đẳng sâm trị ho suyễn do phế hư còn nhân sâm cũng trị ho suyễn và trị phế khí muốn tuyệt, hơi thở ngắn, thở ra gấp mà hít vào yếu, ho từng cơn, mạch tuyệt. Đảng sâm trị âm suy, cảm mạo, miệng khát còn nhân sâm trị miệng khát, tiêu khát (ngoại cảm không được dùng nhân sâm). Đăeng sâm trị huyết hư còn nhân sâm trị huyết thoát (xuất huyết).
Hiện tại chưa có đơn vị nào đứng ra tổ chức sản xuất, thu mua và chế biến sản phẩm cho người dân. Cây Đẳng sâm bắc thu hoạch sau khi sơ chế được người dân tiêu thụ tại chợ hoặc lái buôn đến tận xã để thu mua. Việc phát triển cây Đẳng sâm bắc hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường. Nếu sản phẩm được giá, diện tích trồng mới được mở rộng cùng với sự tăng cường đầu tư và ngược lại nếu sản phẩm xuống giá việc chăm sóc bị bỏ bê dẫn tới năng suất thấp hoặc diện tích giảm. Sản xuất Đẳng sâm bắc tự phát theo hướng thị trường có tác động tích cực là phát huy được tính năng động, nhạy bén, nguồn vốn và khả năng tổ chức sản xuất của người dân; tuy nhiên khi thị trường đi xuống, người sản xuất sẽ gặp rất nhiều rủi ro mà không nhận được sự trợ giúp từ phía các cơ quan chức năng.
4.2. Đặc điểm sinh thái loài Đẳng sâm bắc
4.2.1.Đặc điểm khí hậu khu vực phân bố
Kết quả thu thập số liệu về điều kiện khí hậu huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang trong năm 2017 thể hiện ở bảng sau
Bảng 4.2. Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Tháng Nhiệt độ TB (0C) Lượng mưa
TB (mm) Độ ẩm không khí TB (%) 1 14,7 30,8 79 2 17,3 11,9 74 3 20,8 78,1 81 4 25,5 168,5 80 5 28,0 150,2 74 6 28,6 239,6 79 7 28,4 570,6 78 8 27,7 352,2 80 9 27,8 308,9 77 10 24,6 24,6 76 11 20,9 176,1 86 12 15,8 15,2 84 Bình quân 23,3 2.126,7 79
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2017)
Là tỉnh miền núi cao nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lạnh rõ rệt so với vùng thấp và trung du kế cận. Về nhiệt độ, tháng nóng nhất (tháng 6 và 7), nhiệt độ trung bình năm 23,30C. Nhiệt độ thấp nhất là tháng l: 14,70C. Dao động nhiệt ngày và đêm ở các thung lũng diễn ra mạnh mẽ hơn vùng đồng bằng.
Chế độ mưa ở đây nhìn chung khá phong phú. Lượng mưa hàng năm đạt 2.126,7mm. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 2 (11,9mm) và tháng 12 (15,2mm). Như vậy, lượng mưa ở đây là không đều, lượng mưa cao nhất tập trung ở tháng 7 là 570,6.
Hà Giang là một trong những vùng có độ ẩm cao và duy trì hầu như các mùa trong năm. Độ ẩm trung bình năm là 79%.
Do đặc trưng khí hậu đã tạo điều kiện tốt giúp cây trồng phát triển, đặc biệt là cây Đẳng sâm bắc vì vậy đây là yếu tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển trên diện rộng ở cả 3 tiểu vùng. Bên cạnh những thuận lợi, về mùa đông và mùa xuân vùng cao có nơi có sương muối, băng giá, gió lạnh, không có mưa gây thiếu nước, vào mùa hè lại có những đợt mưa kéo dài gây lũ quét làm ảnh hưởng đến năng sản xuất chất lượng Đẳng sâm bắc.
4.2.2. Đặc điểm phẫu diện đất
Đặc điểm phẫu diện đất dưới tán rừng nơi có cây Đẳng sâm bắc phân bố được tổng hợp tại bảng 4.3 :
Bảng 4.3. Đặc điểm phẩu diện đất
Tầng đất Độ sâu tầng đất
(cm) Mô tả phẫu diện
A0 6 – 9 Độ ẩm cao, gồm nhiều vật rụng đang ở trạng thái phân hủy, xốp
A1 9 -15 Nâu; thịt trung bình; hơi ẩm; hạt mịn; hơi xốp; có lẫn rễ to; chuyển lớp rõ. A2 15 – 30 Nâu; thịt trung bình đến sét; hơi ẩm
hạt mịn; có nhiều rễ cây to nhỏ khác nhau; ít hang hốc; chuyển lớp từ từ. B1 30 – 75 Nâu sáng; thịt nặng đến sét; cấu trúc
hạt mịn; còn ít rễ cây; chuyển lớp rõ.
Khu vực phân bố của cây Đẳng sâm bắc chủ yếu dưới tán rừng tự nhiên nên đất tơi xốp, nhiều mùn, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho cây Đẳng sâm bắc sinh trưởng và phát triển mạnh. Tuy nhiên trong quá trình trồng Đẳng sâm bắc, người dân cũng cần phải có chế độ chăm sóc thích hợp, để cho đất không bị thoái hóa, bạc màu. Muốn vậy người dân cần phải bảo vệ rừng, giữ cho độ tàn che thích hợp, đất không bị xói mòn, rửa trôi.
4.2.3. Đặc điểm phân bố theo tuyến điều tra
Đẳng sâm bắc là cây nhiệt đới thích hợp nhất ở độ cao từ trên 600m trên mực nước biển. Là cây trụi bóng, đặc biệt khi còn non. Lượng mưa 2500- 3000mm phân bố đều trong năm là thích hợp cho sinh trưởng phát triển của cây Đẳng sâm bắc. Đẳng sâm bắc không chịu úng, rất dễ bị ủng thân củ đất quá ẩm hay ngập úng. Đẳng sâm bắc mọc hoang khắp nơi, chịu đất ẩm ướt, mát, hốc đất trên núi đá.
Bảng 4.4. Đặc điểm phân bố Đẳng sâm bắc theo tuyến điều tra
Tt Tuyến điều tra Chiều dài
(km) Số cá thể (cây) Tần suất (cây/km) Cây ra hoa, quả 1 Tuyến số 1. Xã Thượng Sơn – Vị Xuyên 4 km 15 3,75 4 Tuyến số 2. Xã Thượng Sơn – Vị Xuyên 4 km 8 2 2 Tuyến số 3. Xã Thượng Sơn – Vị Xuyên 4 km 5 1,25 1 2 Tuyến số 1. Xã Cao Bồ - Vị Xuyên 3,4 km 8 2,35 2 Tuyến số 2. Xã Cao Bồ - Vị Xuyên 3,4 km 4 1,17 1 Tuyến số 3. Xã Cao Bồ - Vị Xuyên 3,4 km 2 0,5 1 Tổng 7,4 km 42 11,05 11 Trung bình 3,7 km 7 1,83 1,8
Qua số liệu trình bày ở bảng trên cho thấy rằng, số lượng Ðẳng sâm bắc phân bố trong tự nhiên còn ít, phân bố không đều trên các tuyến điều tra. Tần số xuất hiện cao nhất là Xã Thượng Sơn – Vị Xuyên (3,75 cây/km) và thấp nhất là Xã Cao Bồ - Vị Xuyên (0,5 cây/km). Trên 7,4 km đường điều tra gặp 42 cây với tần số xuất hiện trung bình là 7 cây/km. Thời điểm điều tra diễn ra vào mùa ra hoa, kết quả nhưng số luợng cây ra hoa kết quả là rất ít. Kết quả phỏng vấn người dân cho biết, trước đây 10 năm, số lượng Ðẳng sâm bắc bắt gặp rất nhiều ven rừng, trên rẫy bỏ hoang, trên rẫy lúa, rẫy ngô, rẫy sắn nào cũng có thể bắt gặp Ðẳng sâm bắc, người dân khi làm cỏ chừa lại để chăm
sóc. Từ khi Ðẳng sâm bắc được thương lái thu mua, giá tăng lên thì người dân khai thác bán hết, khi khai thác nhổ cả bụi, kể cả cây chưa trưởng thành nên số lượng Ðẳng sâm bắc trong tự nhiên liên tục giảm. Chính tình trạng khai thác bừa bãi và lãng phí là nguyên nhân chính làm giảm số lượng loài này trong tự nhiên.
Hình 0.6. Phỏng vấn người dân xã Cao Bồ, xã Thượng Sơn
4.2.4. Đặc điểm phân bố theo đai cao
Bảng 4.5. Đặc điểm phân bố Đẳng sâm bắc theo đai cao Đai cao Tuyến < 700m >700m Bụi % Bụi % Tuyến 1- 3 tại xã Thượng Sơn- huyện Vị Xuyên 1 9 18,4 12 18,19 2 9 18,4 10 15,15 3 8 16,3 10 15,15 Tuyến 4- 6 tại xã Cao Bồ- huyện Vị Xuyên 4 8 16,3 12 18,19 5 6 12,2 11 16,66 6 9 18,4 11 16,66 Tổng 49 100,0 66 100,0
Kết quả trình bày ở bảng 4.5 cho thấy, trên tất cả các tuyến điều tra đều có xuất hiện Ðẳng sâm bắc. Số lượng Đẳng sâm bắc phân bố ở đai cao <700m so với mặt nước biển thấp so với đai cao >700m.
Cây Đẳng sâm bắc ở nơi đất tương đối tốt, tầng đất dầy, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng, đất có hàm lượng mùn cao.
Hình 0.7. Hình ảnh nhóm thực tập điều tra ở Xã Cao Bồ 4.2.5. Đặc điểm phân bố theo dạng sinh cảnh
Kết quả điều tra về phân bố của Đẳng sâm bắc theo các sinh cảnh được thể hiện ở bảng sau :
Bảng 4.6. Phân bố Đẳng sâm bắc theo sinh cảnh
TT Sinh cảnh Tần số bắt gặp Tuyến
1 Rừng trồng Hay gặp 1, 2, 4, 5
2 Rừng tự nhiên Xuất hiện nhiều 1, 3, 4, 5, 6
Kết quả điều tra từ bảng 4.6 cho thấy Đẳng sâm bắc phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên, 5/6 các tuyến điều tra khu vực rừng tự nhiên đều xuất hiện cây Đẳng sâm bắc. Tại rừng trồng có xuất hiện Đẳng sâm bắc nhưng với tần suất ít hơn rừng tự nhiên.
4.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Đẳng sâm bắc tại địa phương
Chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa về việc phát triển nguồn lợi của các loài cây thuốc quý hiếm phục vụ cho lợi ích của người dân bằng nhiều cách:
- Xây dựng các biển, bảng tuyên truyền về bảo vệ rừng, bảo vệ phát triển cây Đẳng sâm bắc.
- Nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng và chính quyền địa phương về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển loài.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp cho người dân biết rằng cây Đẳng sâm bắc tại khu vực là nguồn lợi to lớn nhưng có giới hạn, nếu không sử dụng hợp lý và có phương thức gây trồng, chăm sóc và phát triển thì chúng sẽ bị cạn kiệt dần.
- Gây trồng thử nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật gây trồng, vật tư cần thiết phục vụ cho công tác chăm sóc và gây trồng.
- Hướng dẫn thông tin và có các cơ sở thu mua sản phẩm cho người dân.