Đặc điểm sinh thái loài Đẳng sâm bắc

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học, Sinh Thái Loài Đẳng Sâm Bắc (Codonopsis Pilosula (Franch.) Nannf) Tại Huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang​ (Trang 31 - 33)

4.2.1.Đặc điểm khí hậu khu vực phân bố

Kết quả thu thập số liệu về điều kiện khí hậu huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang trong năm 2017 thể hiện ở bảng sau

Bảng 4.2. Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Tháng Nhiệt độ TB (0C) Lượng mưa

TB (mm) Độ ẩm không khí TB (%) 1 14,7 30,8 79 2 17,3 11,9 74 3 20,8 78,1 81 4 25,5 168,5 80 5 28,0 150,2 74 6 28,6 239,6 79 7 28,4 570,6 78 8 27,7 352,2 80 9 27,8 308,9 77 10 24,6 24,6 76 11 20,9 176,1 86 12 15,8 15,2 84 Bình quân 23,3 2.126,7 79

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2017)

Là tỉnh miền núi cao nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lạnh rõ rệt so với vùng thấp và trung du kế cận. Về nhiệt độ, tháng nóng nhất (tháng 6 và 7), nhiệt độ trung bình năm 23,30C. Nhiệt độ thấp nhất là tháng l: 14,70C. Dao động nhiệt ngày và đêm ở các thung lũng diễn ra mạnh mẽ hơn vùng đồng bằng.

Chế độ mưa ở đây nhìn chung khá phong phú. Lượng mưa hàng năm đạt 2.126,7mm. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 2 (11,9mm) và tháng 12 (15,2mm). Như vậy, lượng mưa ở đây là không đều, lượng mưa cao nhất tập trung ở tháng 7 là 570,6.

Hà Giang là một trong những vùng có độ ẩm cao và duy trì hầu như các mùa trong năm. Độ ẩm trung bình năm là 79%.

Do đặc trưng khí hậu đã tạo điều kiện tốt giúp cây trồng phát triển, đặc biệt là cây Đẳng sâm bắc vì vậy đây là yếu tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển trên diện rộng ở cả 3 tiểu vùng. Bên cạnh những thuận lợi, về mùa đông và mùa xuân vùng cao có nơi có sương muối, băng giá, gió lạnh, không có mưa gây thiếu nước, vào mùa hè lại có những đợt mưa kéo dài gây lũ quét làm ảnh hưởng đến năng sản xuất chất lượng Đẳng sâm bắc.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học, Sinh Thái Loài Đẳng Sâm Bắc (Codonopsis Pilosula (Franch.) Nannf) Tại Huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang​ (Trang 31 - 33)