Đặc điểm các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học và nuôi dưỡng cá tỳ bà bướm (sewellia spp ) phân bố tại thừa thiên huế (tt) (Trang 28 - 29)

Trong quá trình khảo sát, phân tích 360 mẫu cá tỳ bà bướm hổ và 320 mẫu cá tỳ bà bướm đốm cho thấy đặc điểm phát triển tuyến sinh dục của hai loài cá này giống nhau. Nghiên cứu đã ghi nhận được 4 giai đoạn phát triển của buồng trứng và buồng tinh (giai đoạn II, III, IV, VI).

Các giai đoạn phát triển của buồng trứng: Giai đoạn II buồng trứng có kích thước nhỏ, màu hồng, tế bào trứng có kích thước nhỏ với đường kính trung bình 99,89±36,04 µm đối với cá tỳ bà bướm hổ

23

và 94,58±34,50 µm đối với tỳ bà bướm đốm. Buồng trứng giai đoạn III có kích thước và khối lượng tăng lên rõ rệt, dễ dàng phân biệt với buồng tinh bằng mắt thường, buồng trứng có màu vàng nhạt, tế bào trứng có đường kính trung bình 326,46±129,29 µm đối với cá tỳ bà bướm hổ và 375,54±119,45 µm đối với tỳ bà bướm đốm. Giai đoạn IV, buồng trứng chiếm gần hết xoang bụng, màu vàng, tế bào trứng có đường kính trung bình 495,43±79,09 µm đối với cá tỳ bà bướm hổ và 513,38±83,51 µm đối với tỳ bà bướm đốm. Ở giai đoạn VI, buồng trứng có kích thước nhỏ, nhăn nheo, trong buồng trứng chủ yếu là các tế bào giai đoạn non và một ít tế bào trứng chín, khi quan sát tiêu bản buồng trứng giai đoạn này dưới kính hiển vi thấy xuất hiện vết của nang trứng.

Các giai đoạn phát triển của buồng tinh: Buồng tinh giai đoạn II có kích thước rất bé, màu trắng trong rất khó phát hiện với ruột khi giải phẫu; khi quan sát dưới kính hiển vi thấy xuất hiện các tinh nguyên bào và tinh bào đang ở thời kỳ sinh sản. Buồng tinh giai đoạn III có màu hồng nhạt đến trắng ngà; khi quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi thấy xuất hiện tinh tử, một ít tinh trùng và tinh nguyên bào, tinh bào bậc I và tinh bào bậc II. Ở giai đoạn IV, buồng tinh có kích thước lớn, màu trắng đục, dễ dàng phân biệt với buồng trứng bằng mắt thường; khi quan sát tiêu bản buồng tinh giai đoạn IV dưới kính hiển vi sẽ thấy có rất nhiều tinh trùng, đồng thời còn có một số tinh bào cấp I, tinh bào cấp II và tinh nguyên bào có kích thước lớn hơn nhiều. Ở giai đoạn VI, buồng tinh có kích thước bé, rất khó phân biệt với giai đoạn II; giai đoạn này buồng tinh có màu trắng ngà; khi quan sát tiêu bản buồng tinh dưới kính hiển vi thấy các túi rỗng, bên trong một số túi có ít tinh trùng, tinh tử.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học và nuôi dưỡng cá tỳ bà bướm (sewellia spp ) phân bố tại thừa thiên huế (tt) (Trang 28 - 29)