Thử nghiệm ảnh hưởng của hình thức nuô

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học và nuôi dưỡng cá tỳ bà bướm (sewellia spp ) phân bố tại thừa thiên huế (tt) (Trang 38 - 41)

Có ba hình thức nuôi cá cảnh nước ngọt trong bể hiện nay: nuôi trong bể có dòng chảy mạnh, có lọc nước; nuôi trong bể có tạo dòng chảy nhẹ, lọc nước và nuôi trong bể nước tĩnh. Để thuận lợi cho việc đưa hai loài cá tỳ bà bướm vào nuôi cảnh, nghiên cứu đã thực hiện thử nghiệm nuôi hai loài cá này ở ba hình thức trên.

33

Kết quả thử nghiệm cho thấy, tỷ lệ sống hai loài cá tỳ bà bướm đạt cao nhất ở mô hình nuôi trong bể nước chảy mạnh, có lọc nước (hàm lượng oxy hòa tan dao động 6,78-7,28 mg/L) với 100%. Ở hình thức nuôi trong bể có dòng chảy nhẹ, có lọc nước (hàm lượng oxy hòa tan dao động 3,84-4,30 mg/L) tỷ lệ sống đạt 97,78% ở cá tỳ bà bướm hổ và 96,67% ở cá tỳ bà bướm đốm. Đối với hình thức nuôi hoàn toàn nước tĩnh, cá tỳ bà bướm đốm chết hoàn toàn sau 4 ngày nuôi và cá tỳ bà bướm hổ đạt tỷ lệ sống 8% sau 4 tuần nuôi. Về chỉ tiêu màu sắc và hoạt động bơi lội, nghiên cứu không ghi nhận được sự khác biệt nào ở cả hai loài cá khi nuôi ở hai hình thức bể nước chảy và có lọc nước. Cá ở các nghiệm thức này hoạt động bình thường và vẫn giữ màu sắc tự nhiên. Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy, cả cá tỳ bà bướm hổ và tỳ bà bướm đốm đều có thể nuôi cảnh ở hình thức nuôi có dòng chảy và lọc nước (hàm lượng oxy hòa tan dao động từ 3,84-7,28 mg/L).

34

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận 5.1 Kết luận

i. Có 2 loài cá tỳ bà bướm ở các suối thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là tỳ bà bướm hổ (Sewellia lineolata) và tỳ bà bướm đốm (Sewellia albisuera).

ii. Cá tỳ bà bướm hổ và tỳ bà bướm đốm phân bố ở các khe suối miền núi, nơi có dòng chảy mạnh, hàm lượng oxy hòa tan cao, nền đáy đá, sỏi, pH trung bình, độ kiềm tổng số, hàm lượng nitơ tổng và phốtpho tổng thấp.

iii. Cá tỳ bà bướm hổ và tỳ bà bướm đốm là loài ăn gặm, thức ăn chủ yếu là các loài vi tảo, trong đó tảo silic là thành phần chiếm ưu thế.

iv. Hai loài cá tỳ bà bướm nghiên cứu có khả năng sinh sản quanh năm. Đối với cá tỳ bà bướm hổ, mùa vụ sinh sản chính tập trung từ tháng 4-6 và tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau. Đối với cá tỳ bà bướm đốm, mùa vụ sinh sản chính từ tháng 1-4 và tháng 8.

v. Sử dụng LH-RHA3 + 10 mg DOM có tác dụng kích thích cá tỳ bà bướm hổ (liều 100, 150 và 200 µg/kg cá) và tỳ bà bướm đốm (150 và 200 µg/kg cá) sinh sản. Nâng nhiệt độ có tác dụng kích thích cá tỳ bà bướm hổ sinh sản nhưng biện pháp này không có tác dụng với cá tỳ bà bướm đốm.

vi. Thức ăn công nghiệp phù hợp với cá tỳ bà bướm hổ và tỳ bà bướm đốm trong điều kiện nuôi cảnh. Cả hai loài cá nghiên cứu thích hợp trong bể nuôi có dòng chảy và lọc nước, nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 29 ºC.

35

5.2 Đề xuất

Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo cá tỳ bà bướm hổ và tỳ bà bướm đốm phục vụ cho nhu cầu nuôi cảnh trong nước và xuất khẩu.

5.3 Khuyến cáo

Người nuôi có thể sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi cảnh hai loài cá tỳ bà bướm hổ và tỳ bà bướm đốm. Nhiệt độ phù hợp cho nuôi cảnh cá tỳ bà bướm hổ và tỳ bà bướm đốm là nhỏ hơn hoặc bằng 29 oC. Bể nuôi có dòng chảy và sục khí phù hợp với cá tỳ bà bướm hổ và tỳ bà bướm đốm.

Có thể sử dụng LH-RHA3 ở liều tiêm 100, 150 và 200 µg/kg kết hợp với 10mg DOM/kg và ở liều tiêm 150 và 200 µg/kg cá kết hợp với 10mg DOM/kg để lần lượt kích thích sinh sản cá tỳ bà bướm hổ và cá tỳ bà bướm đốm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học và nuôi dưỡng cá tỳ bà bướm (sewellia spp ) phân bố tại thừa thiên huế (tt) (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)