Thử nghiệm nuôi cá con từ 10-60 ngày tuổ

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học và nuôi dưỡng cá tỳ bà bướm (sewellia spp ) phân bố tại thừa thiên huế (tt) (Trang 37 - 38)

Do đặc điểm nền đáy bể ấp là cát sỏi và kích thước cá bột rất nhỏ, đến sau 10 ngày nở cơ thể cá con mới có màu đen nhạt, có thể phân biệt với nền đáy. Vì vậy, thử nghiệm ương nuôi cá con chỉ được thực hiện khi cá đạt 10 ngày tuổi. Thức ăn sử dụng trong nuôi dưỡng cá từ 10-60 ngày tuổi là tảo khô Spirulina kết hợp với thức ăn công nghiệp nghiền mịn.

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối về chiều dài của cá tỳ bà bướm đốm giảm dần từ 10-60 ngày tuổi. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá lại tăng dần từ ngày nuôi thứ 10 đến ngày nuôi 60.

Khác với cá tỳ bà bướm đốm, tỳ bà bướm hổ có tốc độ tăng trưởng chiều dài nhanh từ ngày 10-30 ngày tuổi và giảm trong giai đoạn 30-60 ngày tuổi (cả tăng trưởng chiều dài tuyệt đối và tương đối). Tương tự chiều dài, khối lượng cá tỳ bà bướm hổ cũng tăng nhanh từ 20-30 ngày tuổi và giảm ở giai đoạn 30-60 ngày tuổi.

3.4.2 Thử nghiệm nuôi dưỡng

Với tập tính là loài sống ở các thủy vực nước chảy, có hàm lượng oxy hòa tan cao, nhiệt độ khá thấp và tập tính ăn tảo bám, tỳ bà bướm hổ và tỳ bà bướm đốm đang gây khó khăn cho người nuôi cảnh. Vì vậy, nhằm hỗ trợ công tác thuần dưỡng và nuôi cảnh hai loài cá

32

này, ba yếu tố là thức ăn, nhiệt độ và hàm lượng oxy hòa tan đã được lựa chọn để thực hiện các thử nghiệm. Ngoài các yếu tố thí nghiệm, các yếu tố còn lại nhìn chung phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cá.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học và nuôi dưỡng cá tỳ bà bướm (sewellia spp ) phân bố tại thừa thiên huế (tt) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)