- Sách toán, bút màu.
b. Đồ dùng của cô.
- Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước hợp lý.
- Mô hình chợ hoa bên phải, cửa hàng nước giải khát bên trái, cửa hàng quần áo phía trước, cây xanh phía sau.
- Mô hhinhf trường học của bé.
*HĐ1: Gây hứng thú.
- Cô đọc câu đố:
“Mùa gì ấm áp lòng người
Trăm hoa đua nở đất trời thêm xuân’’ (mùa xuân)
Hỏi trẻ mùa xuân có những hoạt động nào diễn ra? Các con được bố mẹ đưa đi đâu chơi.
=> Cô chốt lại nội dung-GD trẻ có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường, không bứt lá bẻ cành ở công viên,....dẫn dắt trẻ vào bài
* HĐ2: Nội dung.
a. Ôn nhận biết phía phải, trái, trước sau của bản thân trẻ
- Cô tổ chức cho trẻ đi du xuân trên vừa đi vừa hát bài “Mùa xuân” .Cả lớp đứng thành 2 hàng dọc theo sự chỉ dẫn của cô giáo. Cô hỏi trẻ:
- Chúng mình đến nơi rồi. Các con cho cô biết:
+ Cửa hàng nước giải khát ở phía tay nào của các con? (bên tay trái ạ) + Cửa hàng hoa ở phía tay nào của các con? (bên tay phải ạ)
+ Phía trước chúng mình có gì nào? (cửa hàng bán quần áo ở phía trước) + Còn phía sau các con có gì? (cây xanh ở phía sau chúng con)
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “truyền bóng theo yêu cầu của cô’’
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đồi chơi, mỗi đội được tặng một quả bóng và làm theo yêu cầu của cô.
+ Truyền bóng sang phải + Truyền bóng sang trái
+ Truyền bóng qua đầu (phía sau) + Truyền bóng qua chân (phía trước)
b. Phân biệt phía phải, trái, trước, sau của đối tượng có sự định hướng.
- Hỏi trẻ trong rổ của con có gì?(1 con búp bê, khối vuông, khối trụ, khối chữ nhật, khối tam giác)
- Yêu cầu trẻ cho bạn búp bê ngồi chào cô?
- Hỏi trẻ vì sao tay phải của búp bê lại cùng chiều với tay phải của các con? (vì bạn búp bê cùng chiều với chúng con)
- Yêu cầu trẻ đặt khối vuông sang bên trái bạn búp bê, đặt khối chữ nhật sang bên phải, đặt khối tam giác phía trước bạn búp bê, khối trụ phía sau bạn búp bê.
- Hỏi trẻ:
+ Bên trái bạn búp bê có gì?(khối vuông) + Bên phải bạn búp bê có gì?(khối chữ nhật) + Phía trước bạn búp bê có gì?(khối tam giác) + Phía sau bạn búp bê có gì?(khối trụ)
+ Khối vuông ở phía nào của bạn búp bê?(bên trái bạn búp bê) + Khối chữ nhật ở phía nào của bạn búp bê?(bên phải bạn búp bê) + Khối tam giác ở phía nào của bạn búp bê?(phía trước bạn búp bê) + Khối trụ ở phía nào của bạn búp bê?(phía sau bạn búp bê)
=> Cô chốt lại: vì búp bê ngồi cùng chiều với các con nên tay phải của bạn búp bê cùng chiều với tay phải của các con.
* TC:“Thi xem ai nhanh’’
- Cách chơi: cô nói tên đồ vật trẻ nói vị trí của đồ vật.
- Vừa rồi bạn búp bê chào cô, bây giờ các con giúp bạn búp bê quay đầu chào các con nào!
- Bây giờ tay phải của bạn búp bê ở phía tay nào của các con? Vì sao?
(tay phải bạn búp bê là tay trái của con, vì bạn búp bê ngồi ngược chiều với chúng con)
+ Bây giờ tay trái của búp bê có gì?(Khối chữ nhật bạn búp bê) + Tay phải bạn búp bê có gì?(khối vuông bạn búp bê )
+ Khối trụ ở phía nào của bạn búp bê?(phía trước bạn búp bê) + Khối tam giác ở phía nào của bạn búp bê?(phía sau bạn búp bê)
=> Cô chốt lại: vì búp bê ngồi ngược chiều với các con nên tay phải của bạn búp bê là tay trái của các con.
- Hỏi lại trẻ xác định phía trái, phải, trước, sau của búp bê. Cô nói tên phía trẻ nói đồ vật và cho vào rổ.
+ Phía trái-khối chữ nhật + Phía phải-khối vuông + Phía trước-khối trụ + Phía sau-khối tam giác
-Khi đi trên đường chúng mình phải đi bên tay nào?các con có đồng ý với bạn không?
* Hướng dẫn trẻ dùng sách.
* HĐ3: Luyện tập, củng cố - TC1: “Thi xem ai nhanh”
+ Luật chơi, cách chơi: cô chuẩn bị 2 mô hình giống nhau:1 bạn búp bê với đồ dùng cốc nước bên trái, cái bát bên phải, bàn học phía trước, cái tủ phía sau. Sau đó yêu cầu đại diện hai bạn lên chọn đồ dùng theo yêu cầu của cô. Cô nói tên đồ dùng trẻ nói phía, sau đó chơi ngược lại cô nói phía trẻ nói tên đồ dùng.
- TC: “Về đúng bến”
+ Luật chơi, cách chơi: cô chuẩn bị mô hình lớp học của bé, mỗi bạn chọn một khối bất kì trong rổ của mình vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh về đúng bến, những bạn có khối chữ nhật sẽ về phía trước lớp học, những bạn có khối vuông sẽ về phía sau lớp học, những bạn cầm khối tam giác sẽ ở phía trái của lớp học, những bạn có khối trụ sẽ ở phía phải của lớp học. Lần chơi sau yêu cẩu trẻ đổi các khối cho nhau.
---
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QSCMĐ: Quan sát tranh thời tiết mùa hè
Trò chơi:
Trò chơi: Nhảy vào nhảy ra
Trò chơi: Thổi bong bóng xà phòng(TT) Trò chơi: Rồng rắn lên mây
1. Mục đích-yêu cầu. * Kiến thức. * Kiến thức.
- Trẻ chú ý quan sát tranh biết được đặc điểm của thời tiết mùa hè, các hoạt động nổi bật của mùa hè.
- Nhớ tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Trẻ biết chơi tự do theo ý thích.
* Kĩ năng.
- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, trẻ lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
* Thái độ.
- Qua bài học trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết. - Trẻ hứng thú tham gia chơi trò chơi tốt.
- Chơi đoàn kết với bạn.
2. Chuẩn bị :
- Ghế ngồi, câu hỏi đàm thoại. - Tranh“thời tiết mùa hè’’
- Sân rộng sạch sẽ , thoáng mát.
- Một số đồ dùng đồ chơi phục vụ trò chơi (bài đồng dao, xắc xô,...) - Vòng, bóng, phấn.
3. Hướng dẫn
*HĐ1: Ổn định tổ chức- gây hứng thú cho trẻ
Cô dẫn trẻ ra sân cho trẻ hít thở không khí trong lành. Cô cùng trẻ hát vang bài hát “mùa hè đến’’. Cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát. Hỏi trẻ mùa hè thời tiết màu hè có đặc điểm như thế nào?
- Để hiểu rõ hơn về thời tiết mùa hè, hôm nay cô cùng các con tìm hiểu về thời tiết mùa hè qua tranh nhé!
*HĐ2: Quan sát tranh thời tiết mùa hè.
- Đàm thoại:
+ Trong tranh có những hình ảnh gì?
+ Các con có nhận xét gì về thời tiết của mùa mùa hè ? + Bầu trời ra sao?
+ Mây như thế nào? + Cây cối như thế nào?
+ Có những hoạt động nào diễn ra?(khuyến khích trẻ trả lời)
=> Cô chốt lại đặc điểm thời tiết mùa hè: trời nắng gay gắt, thời tiết nóng bức, hoa phượng đỏ rực báo tin một năm học đã kết thúc, học sinh được nghỉ hè, được đi tắm biển, thả diều,...
*HĐ3: Trò chơi
Cô nói tên trò chơi, yêu cầu trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi của trò chơi. Trò chơi chính chơi 5-6 lần. Trò chơi phụ chơi 3-4 lần (động viên trẻ chơi)
*HĐ4: Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi theo nhóm.
Nhận xét kết quả các nhóm trẻ chơi
---