hợp nhất xây dựng và ban hành được hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về lao động ngành Du lịch mang tính quốc tế làm cơ sở để các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn và các doanh nghiệp tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ lao động thống nhất toàn quốc trong lĩnh vực du lịch và đảm bảo hội nhập quốc tế thành công. Nhiệm vụ này được thực hiện thông qua các giải pháp chính sau đây:
- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị trong toàn Ngành xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với các chức danh và cấp, bậc ngành nghề du lịch; áp dụng thí điểm, điều chỉnh và nhân rộng hệ thống tiêu chuẩn này trong toàn quốc. Trước mắt, tham khảo tiêu chuẩn nghề ASEAN hợp nhất các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, tiêu chuẩn VTOS thành một bộ tiêu chuẩn chung theo hướng tiếp cận năng lực và hài hòa với tiêu chuẩn khu vực MRA-TP. Nghiên cứu và hài hoà hóa Chương trình đào tạo du lịch chung ASEAN trong điều kiện Việt Nam. Phê duyệt chuẩn tiếng Anh TOEIC trong du lịch do Dự án EU hỗ trợ xây dựng. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn nghề khác.
- Tham khảo quy định của Luật việc làm và các quy định hiện hành, củng cố và mở rộng phạm vi hoạt động của Hội đồng Cấp chứng chỉ Nghiệp vụ Du lịch quốc gia đối với các ngành, nghề du lịch đã được phê duyệt; lồng ghép hoạt động này với Chương trình hành động quốc gia về du lịch đến năm 2020. Dần thể chế hóa, quy định bắt buộc hành nghề phải có chứng chỉ nghề tương ứng.
- Thực hiện Tiêu chuẩn nghề du lịch ASEAN, cơ chế thừa nhận lẫn nhau và công nhận kỹ năng các nghề du lịch và các nghề liên quan nhằm đạt tới những tiêu chuẩn chung trong khu vực và quốc tế, tạo tiền đề phát huy tính tích cực và năng động của thị trường lao động không biên giới, không rào cản trong quá trình hội nhập du lịch khu vực, thúc đẩy hợp tác đào tạo và sử dụng lao động du lịch.
2.3.6. Nâng cao năng lực các đơn vị liên quan đến đào tạo theo nhucầu xã hội cầu xã hội
- Trên cơ sở Hội đồng Hiệu trưởng các cơ sở đào tạo du lịch đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập theo Quyết định số 1783/QĐ- BVHTTDL ngày 02 tháng 6 năm 2015 củng cố, mở rộng hội viên. Ban hành quy chế và xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm để triển khai hỗ trợ các trường thành viên trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế; đồng thời tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội. Phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu thành lập Hiệp hội Đào tạo Du lịch Việt Nam.
- Đề nghị Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) hỗ trợ và công nhận 14 trung tâm thẩm định nghề du lịch đã được Dự án EU thành lập và hỗ trợ vận hành trong những năm vừa qua thành các trung tâm thẩm định kỹ năng nghề du lịch quốc gia; có kế hoạch rà soát, củng cố các Trung tâm thẩm
định tạm thời tại các doanh nghiệp đã đưa vào sử dụng cho các nghiệp vụ phục vụ buồng, chế biến món ăn, an ninh khách sạn; và sử dụng đội ngũ thẩm định viên kỹ năng nghề đã được Dự án EU đào tạo để thẩm định kỹ năng nghề trong lĩnh vực du lịch.
- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo phối hợp với các doanh nghiệp du lịch và cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo tại các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm du lịch cho học sinh, sinh viên.