Hoàn thiện cơ chế chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo theo nhu cầu xã hội trong lĩnh vực du lịch

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN “Tăng cường công tác đào tạo theo nhu cầu xã hội trong lĩnh vực du lịch đến năm 2025” (Trang 25 - 26)

luật về đào tạo theo nhu cầu xã hội trong lĩnh vực du lịch

- Tiếp tục đề nghị bổ sung những ngành/nghề còn thiếu trong danh mục ngành/nghề đào tạo, nhất là danh mục ngành/nghề đào tạo chuyên nghiệp: Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát và cho bổ sung, cụ thể hóa những ngành/nghề còn thiếu hoặc chưa có trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp 4 trình độ cao đẳng, đại học (đào tạo chuyên nghiệp) ban hành theo Thông tư số 14/2010/TT-BGĐT, ngày 27/4/2010; Thông tư 21/2014/TT-BLĐTBXH quy định Danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho phù hợp thực tế trong bối cảnh hội nhập du lịch với khu vực và thế giới.

- Thống nhất xây dựng và đề nghị ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia: Xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với các nghề trong lĩnh vực du lịch trên cơ sở thống nhất các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề hiện có, theo hướng tiếp cận đơn vị năng lực và hài hòa với bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề ASEAN theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp. Phối hợp với Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chỉ đạo xây dựng bộ đề thi, ngân hàng câu hỏi để kiểm tra và thừa nhận năng lực của người lao động trong lĩnh vực du lịch trên quy mô toàn quốc.

- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) triển khai chỉ đạo thực hiện công bố chuẩn đầu ra trong đào tạo du lịch và kiểm tra chất lượng đào tạo nhân lực du lịch: Chuẩn bị kế hoạch và phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho các trường đào tạo du lịch trực thuộc Bộ chuẩn bị công bố chuẩn đầu ra, làm thí điểm trước tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Phối hợp với Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) kiểm định chất lượng đào tạo, làm thí điểm tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế và kiểm tra chất lượng đào tạo nghề du lịch, trước mắt đối với các cơ sở đào tạo du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sau đó tiến hành kiểm tra ở các cơ sở đào tạo du lịch trên toàn quốc. Phối hợp tiến hành xếp hạng các cơ sở đào tạo du lịch.

- Đề nghị xem xét ban hành Danh mục nghề nghiệp phải qua đào tạo đối với lĩnh vực du lịch: Tiếp tục đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét ban hành Danh mục nghề nghiệp phải qua đào tạo đối với lĩnh vực du lịch.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN “Tăng cường công tác đào tạo theo nhu cầu xã hội trong lĩnh vực du lịch đến năm 2025” (Trang 25 - 26)