Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn - chi nhánh Thanh Trì (Trang 47 - 48)

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và

2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

NHNo&PTNT Việt Nam là cơ quan quản lý trực tiếp đối với chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Trì. Do vậy, để giúp cho chi nhánh có thể tăng cường được nguồn vốn trung và dài hạn, NHNN Việt Nam cần có những chính sách cụ thể:

Ngân hàng cần cập nhật nhanh nhất mọi nguồn tin có liên quan đến hoạt động ngân hàng để từ đó chắt lọc và có sự chỉ đạo kịp thời với các chi nhánh. Tuỳ vào tình hình hoạt động của mỗi chi nhánh mà ngân hàng có thể giao chỉ tiêu hoạt động. Tuy hoạt động trong cơ chế thị trường nhưng đặc điểm của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp là phục vụ cho nông nghiệp, góp phần xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân nên cần có sự chỉ đạo sát sao của các cấp để các chi nhánh đi đúng hướng đã định.

Hỗ trợ công tác huy động vốn và các nghiệp vụ kinh doanh cho các chi nhánh cấp dưới, kịp thời có các văn bản làm căn cứ pháp lý và cơ sở nghiệp vụ để mở rộng các sản phẩm, dịch vụ.

Bổ sung lao động đảm bảo đủ biên chế để hoàn thành công việc, hạn chế tình trạng quá tải, tạo thời gian cho cán bộ nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

Tăng cường cơ sở vật chất cho các chi nhánh, hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các chi nhánh.

Thường xuyên tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp, kiến nghị của các chi nhánh cấp dưới, từ đó đề ra các văn bản phù hợp thực tế hiện nay.

Hoàn thiện cơ chế khoán tài chính cho các chi nhánh thành viên, đây là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các chi nhánh phát triển.

Một phần của tài liệu Vấn đề huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn - chi nhánh Thanh Trì (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w