II. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
1. Tổng quan về nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ch
chi nhánh Thanh Trì thời gian qua
Vốn huy động từ bên ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Trì, cũng như các ngân hàng khác. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ yếu huy động vốn qua tiền gửi, trong trường hợp đặc biệt ngân hàng huy động vốn bằng cách đi vay của các tổ chức tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
Trong những năm qua hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Trì đã đạt được những thành tích xuất sắc. Nguồn vốn của Ngân hàng luôn dồi dào, năm nào cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, tối đa hóa giá trị tài sản chủ sở hữu, lợi nhuận, với các chỉ tiêu được xác định trên cơ sở nguồn thu nhập và chi phí, NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì đã khai thác tối đa nguồn vốn huy động từ bên ngoài và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn nhằm tăng cường quy mô tài sản sinh lời. Điều này được biểu hiện rõ qua sự biến động nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì trong thời gian qua:
BẢNG 2: NGUỒN VỐN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH THANH TRÌ
Đơn vị: Số dư: triệu đồng, Tỷ trọng: %
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng 1. Vốn huy động 1.591.817 79,42 1.532.748 80,00 1.287.296 79,96 1.391.473 83,85 + Từ dân cư 1.310.163 65.37 1.235.829 64,50 1.065.121 66,17 1.162.209 70,03 + Từ tổ chức kinh tế xã hội 247.603 12.35 265.452 13,85 192.871 11,98 198.471 11,96 + Từ các TCTD 34.051 1.70 31.467 1,65 29.304 1,81 30.793 1,86
2. Vốn của ngân hàng
283.476 14,14 265.831 13,87 231.527 14,38 207.139 12,48
3. Nguồn khác 129.064 6,44 117.370 6,13 91.107 5,66 60.954 3,67
Nguồn vốn 2.004.357 100 1.915.949 100 1.609.930 100 1.659.566 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề nguồn vốn các năm 2007-2010)
Trong tổng nguồn vốn thì vốn huy động có quy mô lớn và chiếm tỷ trọng cao. Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng đến thu nhập của người dân và nhiều doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu khiến doanh thu và lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp giảm và nhiều người mất việc làm. Đây là nguyên nhân khiến vốn huy động năm 2008 giảm so với năm 2007, từ 1.391,473 tỷ năm 2007 xuống 1.287,296 tỷ năm 2008, giảm 7,49%. Đến năm 2009 khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và việc Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng GDP ấn tượng đã góp phần làm tăng đáng kể vốn huy động của chi nhánh, lên 1.532,748 tỷ, tăng 19,07% so với năm 2008 và năm 2010 là 1.591,817 tỷ, tăng 3,85% so với năm 2009.
Chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động là tiền gửi từ dân cư, tiếp theo là từ các tổ chức kinh tế xã hội. Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng của chi nhánh chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ là do chi nhánh đảm bảo tốt tính thanh khoản, thu hút được lượng vốn lớn từ dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội. Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức tín dụng đó tại chi nhánh. Về cơ cấu thì vốn huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội và tổ chức tín dụng biến động gần như tương tự với tổng vốn huy động. Cụ thể tiền gửi của dân cư năm 2008 giảm 8,35% so với năm 2007, năm 2009 tăng 16,03% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 6,01% so với năm 2009. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế xã hội năm 2008 giảm 2,82% so với năm 2007, năm 2009 tăng 37,63% so với năm 2008, tuy nhiên năm 2010 lại giảm 6,72% so với năm 2009.
Dưới đây là thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Trì theo loại hình tiền gửi, theo kỳ hạn và theo nguồn huy động.
2.1 Theo loại hình tiền gửi
Là ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nên nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn nội tệ. Vốn nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động của Ngân hàng, là nguồn vốn chủ đạo đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn đầu tư trong nước, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và mở rộng sang cho vay cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cơ cấu huy động vốn theo đồng tiền được xác định cụ thể dưới bảng sau:
Bảng 3: Vốn VND và vốn ngoại tệ giai đoạn 2007-2010
Đơn vị: Số dư: triệu đồng, tỷ trọng: %
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Vốn VND 1.301.237 94,88 1.203.601 93,50 1.436.807 93,74 1.481.283 93,06 Vốn ngoại tệ 90.236 5,12 83.695 6,50 95.941 6,26 110.534 6,94 Tổng vốn huy động 1.391.473 100,00 1.287.296 100,00 1.532.748 100,00 1.591.817 100,00
(Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề nguồn vốn các năm 2007-2010)
Trong giai đoạn này vốn VND và vốn ngoại tệ tăng trưởng không đều. Về qui mô, cả hai nguồn này đều biến động giảm trong năm 2008 và tăng liên tục trở lại vào hai năm 2009 và 2010. Nguyên nhân đã được giải thích ở trên, đó là do cuộc khủng hoảng tài
chính năm 2008 khiến thu nhập của dân cư và các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu và kiều bào ở nước ngoài. Cụ thể năm 2008 vốn VND giảm 7,5% so với năm 2007, từ 1.301.247 triệu đồng xuống 1.203.601 triệu đồng. Năm 2009 tăng 19,38% so với năm 2008, lên 1.436.807 triệu đồng và năm 2010 tăng 3,1% so với năm 2009, lên 1.481.283 triệu đồng. Năm 2008 vốn ngoại tệ giảm 6.541 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng 7,25% so với năm 2007. Năm 2009 tăng 14,63% so với năm 2008, lên 95.941 triệu đồng và năm 2010 tăng 15,21% so với năm 2009, lên 110.534 triệu đồng.
Về tỷ trọng, vốn VND dù biến động không đều nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động của chi nhánh, luôn ở mức trên 93% tổng vốn huy động. Năm 2008 trong khi vốn VND giảm cả về tỷ trọng và quy mô nhưng vốn ngoại tệ tuy giảm về quy mô nhưng lại tăng về tỷ trọng. Năm 2009 quy mô vốn ngoại tệ tăng nhưng tỷ trọng giảm nhẹ so với năm 2008 và năm 2010 cả quy mô và tỷ trọng đều tăng.
Vì ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nên nguồn vốn ngoại tệ cũng như các hoạt động kinh doanh ngoại tệ khác của ngân hàng còn khá hạn chế. Trong những năm qua, nhằm đáp ứng và theo kịp tiến trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, ngân hàng đã mở rộng hoạt động, dịch vụ kinh doanh đối ngoại của mình, kết quả là ngân hàng đã thu hút được một khối lượng ngoại tệ tương đối lớn. Nguồn ngoại tệ của ngân hàng cũng tăng trưởng khá do ngân hàng huy động thêm được từ nguồn gửi của dân cư và mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng mới, trong đó có nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên đã giúp ngân hàng đáp ứng được những nhu cầu về ngoại tệ. Nhìn chung, nguồn vốn ngoại tệ tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động nhưng cả quy mô và tỷ trọng đều tăng dần. Tuy nhiên vì chỉ thu hút qua dân cư là chính, tiền gửi thanh toán chỉ chiếm tỷ lệ thấp nên trong thời gian tới ngân hàng cần tìm kiếm khai thác thêm các khách hàng có nguồn ngoại tệ thanh toán nhằm tăng trưởng vốn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu tín dụng ngoại tệ và tạo thuận lợi cho ngân hàng.
Ngoài việc xác định cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền thì không thể bỏ qua tiêu chí kỳ hạn của nguồn vốn huy động. Từ việc xác định chính xác lượng tiền huy động trong các kỳ hạn, ngân hàng sẽ có những chính sách hoạt động hợp lý, nhất là xây dựng được các nguồn vốn tài trợ cho các dự án có quy mô lớn, thời gian hoàn vốn lâu vốn lâu. Cơ cấu theo kỳ hạn huy động được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2007-2010
Đơn vị: Số dư: triệu đồng, Tỷ trọng: %
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tổng vốn huy động 1.391.473 100,00 1.287.296 100,00 1.532.748 100,00 1.591.817 100,00 Nguồn không kỳ hạn 194.327 13,97 182.158 14,15 227.081 14,82 252.773 15,88 Nguồn có kỳ hạn 1.197.146 86,03 1.105.138 85,85 1.305.667 85,18 1.339.044 84,12
(Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề nguồn vốn các năm 2007-2010)
Cũng như các chi nhánh của các NHTM, NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì thu hút một lượng lớn nguồn vốn có kỳ hạn bởi đây là nguồn vốn ổn định, đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng, do đó ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng, đầu tư, tài trợ cho các dự án phát triển trung và dài hạn, đem lại nguồn lợi lớn cho ngân hàng.
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng ngân hàng đã và đang hoàn thành rất tốt mục tiêu đã đề ra. Trong tổng nguồn vốn thì nguồn có kỳ hạn luôn chiếm ưu thế (>80%). Quy mô vốn có kỳ hạn biến động tương tự tổng vốn huy động, trong khi đó tỷ trọng trong tổng vốn huy động giảm dần. Cụ thể vốn có kỳ hạn năm 2008 giảm 7,69% so với năm 2007, tương ứng 92.008 triệu đồng, năm 2009 tăng 18,15% so với năm 2008, từ 1.105.138 triệu đồng lên 1.305.667 triệu đồng và năm 2010 tăng 2,56% so với năm 2009, lên 1.339.044 triệu đồng.
Cũng qua bảng trên có thể thấy nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với vốn có kỳ hạn nhưng tỷ trọng qua các năm tăng dần. Tiền gửi này được huy động chủ yếu từ các tổ chức kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp và một bộ phân dân cư. Mục đích của các khoản tiền gửi này không phải là để lấy lãi mà chủ yếu để thanh toán và đảm bảo tính thanh khoản. Qua các năm, tuy quy mô biến đổi không đều, nhưng nhìn chung cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn trong tổng vốn huy động có xu hướng tăng dần, từ 13,97% năm 2007 lên 14,15% năm 2008, 14,82% năm 2009 và 15,88 năm 2010. Có sự biến động tăng về tỷ trọng so với tổng nguồn vốn huy động là do nguồn vốn này có đóng góp khá quan trọng vào hiệu quả kinh doanh của ngân hàng vì đây là nguồn có chi phí lãi thấp, góp phần làm giảm lãi suất bình quân đầu vào, chi phí huy động vốn thấp, nguồn vốn tăng nhanh và dồi dào, có điều kiện để đa dạng hóa danh mục tài sản có như: cho vay tổ chức tín dụng khác, đầu tư trên thị trường tiền gửi, đầu tư khác… Mặc dù sự biến động của nguồn vốn này khá cao nhưng với lượng khách hàng tương đối ổn định thì sự rút gửi thường xuyên không gây quá nhiều lo ngại về thanh khoản. Mặt khác, chi nhánh cũng đã có những biện pháp tích cực để phòng ngừa loại rủi ro này, đó là luôn duy trì, đảm bảo khả năng thanh khoản.
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn có kỳ hạn giai đoạn 2007-2010
Đơn vị: Số dư: triệu đồng, tỷ trọng: %
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng
Nguồn có kỳ hạn
1.197.146 100,00 1.105.138 100,00 1.305.667 100,00 1.339.044 100,00 Dưới 12 tháng 693.375 57,92 786.065 71,13 973.795 74,58 1.065.136 79,54 Trên 12 tháng 503.771 42,08 319.073 28,87 331.872 25,42 273.908 20,46
(Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề nguồn vốn các năm 2007-2010)
Nguồn vốn có kỳ hạn của ngân hàng bao gồm: tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức và cá nhân, tiết kiệm có kỳ hạn của dân cư và các công cụ nợ (kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi). Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của ngân hàng. Mặc dù việc thu hút nguồn vốn có kỳ hạn đòi hỏi chi phí rất lớn nhưng nguồn vốn này giúp cho ngân hàng chủ động hơn trong kinh doanh, kế hoạch hóa được nguồn vốn và sử dụng vốn.
Trong nguồn vốn có kỳ hạn nguồn có thời hạn dưới 12 tháng tăng liên tục về quy mô và tỷ trọng trong giai đoạn 2007 - 2010. Nguồn này cũng có mức biến động cao nhưng ổn định hơn nguồn tiền không kỳ hạn và luôn tăng qua các năm. Đến năm 2010 vốn này chiếm gần 80% nguồn vốn có kỳ hạn. Đối tượng chủ yếu của nguồn tiền này là các khách hàng có thu nhập ổn định và thường xuyên, gửi tiền vì mục đích an toàn, sinh lợi.
Lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút đối tượng này, vì vậy chi nhánh đã có những biện pháp điều chỉnh lãi suất phù hợp, các chương trình dự thưởng nhằm thu hút khách hàng. Ngoài ra, lãi suất huy động của ngân hàng cũng thay đổi theo kỳ hạn tăng dần, có nhiều kỳ hạn và hình thức khác nhau nhằm giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn.
Trong khi đó nguồn có thời hạn trên 12 tháng giảm liên tục về quy mô và tỷ trọng. Cụ thể năm 2008 giảm 184.698 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng 36,66%. Đến năm 2010 vốn này chỉ chiếm trên 20% vốn có kỳ hạn, con số này là tương đối thấp. Trong thời gian tới Ngân hàng cần có những giải pháp để thu hút thêm nguồn vốn này. Nguyên nhân chủ yếu khiến quy mô và tỷ trọng nguồn vốn huy động trên 12 tháng giảm liên tục là do lãi suất huy động nguồn vốn này kém hấp dẫn hơn lãi suất dành cho các khoản tiền gửi có
thời hạn dưới 12 tháng. Tính chất của nguồn vốn huy động trên 12 tháng là đảm bảo thanh khoản, đem lại cho ngân hàng nhiều cơ hội đầu tư sinh lời, chủ động trong kinh doanh, đặc biệt là những dự án lớn, thời gian hoàn vốn lâu thì ngân hàng phải huy động nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng với lãi suất cao hơn nguồn có kỳ hạn dưới 12 tháng. Thêm vào đó, khác với nguồn huy động ngắn hạn với tính chất không ổn định, ngân hàng phải lập một khoản dự trữ thanh khoản cao dự phòng khách hàng rút tiền. Còn với nguồn vốn trung và dài hạn, thời gian đáo hạn dài, tương đối ổn định nên khoản phải lập dự phòng tương đối thấp, ngân hàng có thêm một khoản đầu tư đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Ví dụ: Đối với nguồn huy động ngắn hạn, nếu huy động 10 đồng thì ngân hàng phải trích lập dự phòng 4 đồng và đem đầu tư 6 đồng. Còn với nguồn trung và dài hạn, huy động 10 đồng thì ngân hàng chỉ phải trích lập dự phòng 2 đồng và đem đầu tư 8 đồng.
Như vậy có thể thấy, lợi nhuận mà nguồn vốn trung và dài hạn đem lại là rất cao. Vì vậy chi nhánh đã có những chính sách, biện pháp và hình thức khác nhau như mở loại hình dự thưởng với tiền gửi trung và dài hạn, tiết kiệm bậc thang, phát hành kỳ phiếu dự thưởng…nhằm làm tăng lượng vốn trung và dài hạn trong thời gian tới.
Bảng 6: Biểu lãi suất huy động từ dân cư của NHNo&PTNT năm 2007, 2009 và 2010
Đơn vị: %/năm Kỳ hạn Năm 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 36 tháng 2007 7,2 7,44 7,56 7,68 7,8 8,04 8,4 9,12 9,24 2009 7 7,4 7,6 7,6 7,7 7,8 8,0 8,52 9,00 2010 12 12 12 12 12 11,52 11,52 11,4 10,8 (Nguồn: http://www.laisuat.vn/Pages/)
Đối với nghiệp vụ huy động vốn, việc xác định một cách chính xác, đầy đủ và trọng tâm các nguồn hình thành nên nguồn vốn là vô cùng quan trọng, bởi vì nó liên quan đến hàng loạt các yếu tố, nội dung của việc hoạch định chính sách huy động vốn, kế hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xác định được nguồn vào từ đó sẽ điều tiết được luồng tiền sao cho hợp lý, đảm bảo được tính thanh khoản ở mức cao nhất. Cơ cấu