Theo nguồn huy động

Một phần của tài liệu Vấn đề huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn - chi nhánh Thanh Trì (Trang 33 - 36)

II. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh

2. Thực trạng huy động vốn của NHNNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì

2.3 Theo nguồn huy động

Đối với nghiệp vụ huy động vốn, việc xác định một cách chính xác, đầy đủ và trọng tâm các nguồn hình thành nên nguồn vốn là vô cùng quan trọng, bởi vì nó liên quan đến hàng loạt các yếu tố, nội dung của việc hoạch định chính sách huy động vốn, kế hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xác định được nguồn vào từ đó sẽ điều tiết được luồng tiền sao cho hợp lý, đảm bảo được tính thanh khoản ở mức cao nhất. Cơ cấu nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn theo chủ thể giai đoạn 2007-2010

Đơn vị: Số dư: triệu đồng, Tỷ trọng: %

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tổng vốn huy động 1.391.473 100,00 1.287.296 100,00 1.532.748 100,00 1.591.817 100,00 Từ dân cư 1.162.209 83,52 1.065.121 82,74 1.235.829 80,63 1.310.163 82,31 Từ tổ chức kinh tế xã hội 198.471 14,26 192.871 14,98 265.452 17,32 247.603 15,55 Từ các TCTD 30.793 2,22 29.304 2,28 31.467 2,05 34.051 2,14

(Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề nguồn vốn các năm 2007-2010)

a. Vốn huy động từ dân cư: Là kênh huy động vốn chủ yếu của ngân hàng, luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động, luôn chiếm trên 80% tổng vốn huy động. Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động từ dân cư mà chi nhánh huy động được tương đối ổn định và ngày càng tăng về quy mô. Năm 2008 vốn huy động từ dân cư cũng như từ những nguồn khác giảm nhưng đến năm 2009 tăng mạnh trở lại, tăng 170.708 triệu đồng, tương đương 16,03%. Năm 2010 tăng 74.334 triệu đồng so với năm 2009, lên 1.310.163 triệu đồng, tương đương 6,01%.

Trong nguồn vốn huy động từ dân cư của ngân hàng thì lượng tiền gửi giao dịch thường chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là huy động thông qua phát hành thẻ ATM cho các cá nhân có nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt hoặc gửi vào tài khoản một số tiền nhỏ rồi rút dần cho chi tiêu và thông qua việc mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ để nhận tiền từ

nước ngoài gửi về. Chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động từ dân cư thường là tiền gửi tiết kiệm. Vì tính ổn định của nguồn tiền này rất cao nên trong những năm qua, ngân hàng đã liên tục đưa ra các chính sách gia tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm và các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dưới nhiều hình thức phong phú nhằm khuyến khích dân cư gửi tiền vào ngân hàng. Các sản phẩm tiết kiệm mới có thể kể đến như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang…

b. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế xã hội: Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ hầu hết đều có tài khoản mở tại ngân hàng. Chu kỳ rút tiền của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội không giống nhau. Vì vậy ngân hàng luôn có thể sử dụng khoản tiền nhàn rỗi này để cấp tín dụng, đầu tư, tài trợ cho các dự án bởi vì trong quá trình lưu chuyển vốn của ngân hàng có sự chênh lệch giữa các khoản tiền gửi vào và rút ra của các doanh nghiệp. Quy mô và tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế xã hội biến động qua các năm, tỷ trọng cao nhất vào năm 2009, chiếm 17,32% tổng vốn huy động, nhưng đến năm 2010 lại giảm cả về quy mô và tỷ trọng, giảm 6,72% và tỷ trọng chỉ còn 15,55% tổng vốn huy động. Con số này chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh, bởi chi nhánh hoạt động trên địa bàn có khá nhiều doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội đang hoạt động. Trong những năm tới chi nhánh cần có những giải pháp để thu hút được nhiều doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội mở tài khoản tại chi nhánh hơn nữa.

c. Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng: Đây là nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán và chi trả dưới hình thức ngân hàng đại lý và các dịch vụ tương ứng. Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng có quy mô nhỏ, biến động không lớn trong giai đoạn 2007-2010, chỉ chiếm tỷ trọng trên 2% tổng nguồn vốn huy động. Con số này chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của chi nhánh trên địa bàn bởi NHNo&PTNT là Ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Việt Nam, là một trong những ngân hàng có quan hệ đại lý lớn nhất Việt Nam với 784 ngân hàng trên toàn thế giới. Tại chi nhánh Thanh Trì, với các dịch vụ có chất lượng cao, có nhiều hướng đầu tư hiệu quả. Do đó chi nhánh cần có những giải pháp để thu hút nhiều tổ chức tín dụng hơn nữa.

Như vậy có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh Thanh Trì được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có cơ cấu đa dạng và không ngừng tăng trưởng. Điều này đã cho thấy được chi nhánh đã có những chính sách và biện pháp hiệu quả trong việc huy động vốn của mình. Tuy nhiên tỷ trọng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế xã hội, các tổ chức tín dụng vẫn còn thấp, chưa tương xứng với vị thế của chi nhánh. Việc xác định cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng là rất quan trọng, nó vừa giúp chi nhánh ổn định hoạt động của mình, xây dựng được chính xác chiến lược phát triển lâu dài, đặc biệt là xác định được đúng đối tượng khách hàng, từ đó có những chính sách hợp lý, tạo điều kiện để nâng cao hoạt động kinh doanh, cũng như việc hoạch định chính sách huy động vốn sao cho có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Vấn đề huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn - chi nhánh Thanh Trì (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w