Nhập khẩu nguyên liệu

Một phần của tài liệu Tiểu luận đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản ở Việt Nam (Trang 28 - 29)

Trong 12 năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thủy sản trong nước để chế biến xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, sự bất ổn định nguồn nguyên liệu, nhất là nguồn lợi khai thác ngày càng cạn kiệt, khiến các doanh nghiệp phải tìm giải pháp nhập khấu thêm nguyên liệu từ các nước khác để chế biến xuất khẩu, giữ vững thị trường và duy trì sản xuất và lợi nhuận, tăng doanh số xuất khẩu.

Ước tính, giá trị xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu chiếm trung bình 11- 14% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản hàng năm.

Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, nhập khẩu nguyên liệu tăng mạnh, với giá trị nhập khẩu trung bình 50 - 60 triệu USD/tháng. Trong 2 năm gần đây, các mặt hàng nhập khẩu không chỉ dừng lại ở các loại hải sản như cá ngừ, mực, bạch tuộc, các loại cá biển…mà các doanh nghiệp còn đẩy mạnh nhập khẩu tôm từ các nước khác như Ấn Độ, Thái Lan…

Tổng nhập khẩu thủy sản cả năm 2015 đạt trên 1 tỷ USD, tăng 0,5% so với năm 2014. Trong đó nhập khẩu tôm chiếm tỷ trọng cao nhất, 40% với trên 426 triệu USD, giảm 11%; nhập khẩu cá ngừ 215 triệu USD, tăng 15%, chiếm 20%, các loại cá biển khác đạt 351 triệu USD, tăng 11% và chiếm 33%.

Ấn Độ là nguồn cung cấp lớn nhất, chủ yếu là các sản phẩm tôm, cá ngừ với tổng giá trị 322 triệu USD chiếm 30%. Tuy nhiên, năm 2015 nhập khẩu giảm 9%, tiếp đến là ASEAN với 114 triệu USD, giảm 7% và chiếm gần 11%nhập khẩu. Đứng thứ 3 là

Đài Loan – nguồn cung cấp cá ngừ vằn quan trọng với 89 triệu USD, tăng 20% và chiếm 8,3%.

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN SẢNXUẤT KINH DOANH THỦY SẢN VIỆT NAM XUẤT KINH DOANH THỦY SẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tiểu luận đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản ở Việt Nam (Trang 28 - 29)