Việt Nam là một nước đang phát triểm với thu nhập bình quân đầu người thấp, nguồn vốn hạn chế hơn thế khoa học kĩ thuật còn chưa được phát triển chính là trở ngại của thủy sản nước ta.
Theo dõi tình hình thị trường thế giới vài năm gần đây có thể thấy việc tiêu dùng thủy sản có xu hướng giảm tỉ lệ các sản phẩm đắt tiền và tăng những sản phẩm rẻ tiền hơn. Điều này cho thấy rõ hơn trong năm lượng tiêu thụ vẫn tiếp tục tăng nhưng giá trị tăng lại ít, không tăng hoặc thậm chí còn giảm. Từ những phân tích chung
những thị trường lớn trên thế giới như vậy ta thấy ngành thủy sản Việt Nam có những hạn chế sau:
Thứ nhất, hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu ra thị trường chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến sâu và hàng giá trị gia tăng còn ít, cho nên chưa vận dụng tốt những ưu đãi về thuế mà WTO và các thị trường nhập khẩu mang lại. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú, chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng: tôm, cá tra, cá ba sa, mực, cá ngừ… Các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản hiện nay còn chưa thực sự coi trọng về vấn đề dinh dưỡng, các nhà sản xuất chưa quan tâm đến việc ghi thành phần dinh dưỡng lên bao bì, nhãn sản phẩm mà đây chính là vấn đề lựa chọn của tương lai. Mẫu mã kiểu dáng còn đơn điệu chưa hấp dẫn khách hàng. Thương hiệu cho thủy sản Việt Nam vẫn chưa được xây dựng ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trong thời kì hội nhập.
Thứ hai, chất lượng thủy sản dù vẫn được cải thiện nhưng vẫn chưa cao nên trước những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có các doanh nghiệp áp dụng có hiệu quả tiêu chuẩn HACCP mới được phép xuất khẩu vào các thị trường khó tính, số còn lại không đủ tiêu chuẩn bị tái xuất. Tình trạng các
lô hàng bị nhiễm hóa chất vẫn còn tiếp diễn. Vì vậy vẫn còn nhiều lô hàng thủy sản Việt Nam bị các đối tác nhập khẩu cảnh báo do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ các thị trường dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp đã bị đình chỉ xuất khẩu tạm thời sang các thị trường.
Thứ ba, nhiều đơn đặt hàng bị nhỡ do việc mở rộng thị trường xuất khẩu đem lại khối lượng lớn các đơn đặt hàng lớn trong khi các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ bé hạn chế về tài chính, năng suất lao động thấp, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất không ổn định, nguồn cung cấp nguyên liệu ché biến thủy hải sản đều đang khan hiếm.
Thứ tư, hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp Việt Nam còn thụ động phụ thuộc nhiều vào phía đối tác, chưa thiết lập được hệ thống phân phối thủy sản trên thị trường nhập khẩu. Giữa các doanh nghiệp xuất khẩu đã không có được sự liên kết và sự cạnh tranh lành mạnh, làm suy yếu sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam khi sang tất cả các thị trường khác.
Thứ năm, vấn đề nuôi trồng thủy sản và sản xuất vẫn còn nhiều bất cập, nhìn chung công nghệ của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Khâu tổ chức vùng nuôi, ao nuôi vẫn phát triển tự phát, manh mún, không được quy hoạch bài bản, dẫn đến môi trường nuôi trồng không an toàn, việc quản lí chất lượng còn khó khăn. Trong đánh bắt, công nghệ bảo quản sản phẩm sau khai thác còn lạc hậu, ý thức người nuôi trồng, đánh bắt chưa cao, nhiều người vẫn dùng những hóa chất không an toàn bảo quản sả.n phẩm tạo cơ sở cho một số thị trường nhập khẩu thủy sản của ta bôi nhọ, nói xấu làm mất lòng tin của người tiêu dùng gây ra hiện tượng sụt giảm về số lượng cũng như giá trị của thủy sản Việt Nam.
Thứ sáu, thiếu lao động có tay nghề do sự chuyển dịch lao động từ ngành chế biến thủy sản sang ngành khác và một số lượng lớn đi lao động tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh; do thu nhập thấp, không ổn định đẫn đến việc các doanh nghiệp thiếu lao động có kinh nghiệm, tay nghề giỏi ngày càng gay gắt hơn làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh ngành thủy sản.
Thứ bảy, nguồn lợi thủy sản chưa nắm vững sự tập trung khai thác hải sản quá mắc ở vùng ven biển, ven bờ làm suy giảm tài nguyên và gây tác động xấu tớ môi trường biển, sự ô nhiễm công nghiệp, sự phát triển đô thị quy hoạch và quản lí chưa rõ ràng đang tác động xấu tới khả năng tái tạo nguồn lwoij thủy sản ven bờ.
Thứ tám, còn chưa có luật về thủy sản.
*Thách thức của sản xuất kinh doanh thủy sản Việt Nam
Đặc điểm lao động ngành thủy sản thuộc nhóm nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Người lao động phải làm việc trong điều kiện thiếu vệ sinh, nhiều rủi ro, nguy hiểm do quá trình sản xuất nghề cá luôn gắn với sông nước, môi trường có hàm lượng
muối ăn mòn cao, đối tượng sản phẩm thủy sản mau ươn thôi. Hơn nữa thủy sản phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thiên nhiên như bão, lũ, lốc xoáy…nhiều năm gây thiệt hại rất lớn về người và của.
Phần lớn lao động trong sản xuất thủy sản vẫn là lao động thủ công, trong đó các điều kiện đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động còn thiếu thốn.
Trong nghề nuôi trồng thủy sản, người lao động phải tiếp xúc liên tục với môi trường nước, phần lớn là nước mất vệ sinh hay chưa được xử lí, phương tiện bảo vệ cá nhân kém.
Trở ngại về kinh tế, rào cản kĩ thuật là điều khó tránh khỏi nhất là những thị trường khó tính như Mĩ và Eu nên Nhà nước đòi hỏi ngày càng chặt chẽ về chất lượng hàng thủy sản của các nước nhập khẩu thủy sản và xu hướng hội nhập quốc tế với sự rỡ bỏ hàng rào thuế quan tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với các nước khác trong khi kĩ thuật nuôi trồng của Việt Nam còn lạc hậu.
Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thấp, khả năng chống đỡ diễn biến phức tạo của thiên tai còn yếu.
Cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng còn yếu kém, kĩ thuật nuôi trồng còn chưa cao, khả năng rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, môi trường thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng rất nhiều.
Bộ máy ngành thủy sản chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng lớn trong phạm vi toàn quốc và tại các địa phương.
Mật độ dân cư, tỷ lệ phát triển dân số ở các làng cá ven biển cao, dân trí thấp, tập quán lạc hậu, cuộc sống vật chất thiếu thốn. đây là sức ép lớn cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.
Nguồn lợi thủy sản chưa nắm vững sự tập trung khai thác hải sản quá mức ở vùng ven bờ đang làm suy giảm tài nguyên và gây tác động xấu đến môi trường, sự ô nhiễm công nghiệp, sự phát triển đô thị quy hoạch và quản lí chưa rõ ràng đang tác động xấu tới khả năng tái tạo nguôn lợi thủy sản ven bờ.
Công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu các lại giống thủy hải sản, thức ăn công nghệ chế biến và các giải pháp xử lí các bệnh liên quan đến thủy hải sản còn yếu kém, dẫn đến hiệu quả ngành chưa cao.
B. PHƯƠNG HƯỚNG CHO SẢN XUẤT KINH DOANH THỦY SẢN CỦA
VIỆT NAM
Cần thực hiện tốt công việc ưu tiên chủ đạo điều hành của Bộ như: lấy cải cách hành chính là trọng tâm; dứt điểm quy hoạch tổng thể, tháo gỡ khó khăn cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và khai thác hải sản chú trọng giống cho nuôi trồng thủy sản phát triển vững chắc; trong nuôi trồng thủy sản đảm bảo nuôi các sinh vật sạch bệnh, an toàn về dư lượng kháng sinh và hóa chất; thực hiện các nghị quyết trung ương về phát triển kinh tế tư nhân tạo môi trường kinh doanh lành mạnh…
Kết hợp trình độ khoa học công nghệ khác nhau, chú trọng loại công nghệ tạo nhiều việc làm tốn ít vốn để tận dụng nguồn nhân lực dồi dào trong nước nhất là khâu sơ chế. Hình thành công nghệ nhiều tầng . Chú trọng nghiên cứu sử dụng triển khai, nắm bắt và làm chủ được công nghệ mới, công nghệ cơ bản, lựa chọn một số lĩnh vực ngành nghề, đối tượng mà ta có khả năng và lợi thế để nghiên cứu đối đầu. Đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học trong đánh bắt, nuôi trồng, chế biến các sản phẩm chủ lực nhằm tạo ra bước đột phá về công nghệ và kinh tế. Bên cạnh đó phải kết hợp với công nghệ truyền thông và phải phù hợp với điều kiện thực tế thủy sản của nước ta.
Chuyển từ công nghệ đơn giản sang áp dụng cơ cấu công nghệ nhiều tầng một cách linh hoạt, theo hướng ngày càng chú trọng tuyển chọn và ứng dụng các công nghệ khai thác, nuôi trồng, chế biến tiên tiến, phù hợp với điều kiện thủy sản. Chuyển từ công nghệ thấp, tốn nhiều tài nguyên có tính hủy diệt nguồn lợi và gây ô nhiễm môi trường sang công nghệ cao, sử dụng ít nguyên liệu, ít vốn, nhiều lao động.
Chuyển từ công nghệ khai thác, nuôi trồng theo hướng đa loài, chạy theo số lượng sang công nghệ mang tính chuyên môn hóa, kết hợp giữa khai thác đa loài với những loài có giá trị kinh tế cao, đối tượng có lợi thế so sánh. Chuyển từ công nghệ sản xuất mặ hàng thô, sơ chế là chủ yếu sang công nghệ sản xuất với cơ cấu sản phẩm đa dạng, tinh chế với hàm lượng khoa học chiếm tỷ trọng cao trong sản phẩm.
2, Nhóm giải pháp về cơ cấu ngành
Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng ngày càng tạo sự liên kết gắn bó giữa các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Từ chỗ là một ngành mang tính tự cung tự cấp, sản xuất nhỏ là phổ biến sang ngành sản xuất hàng hóa lớn với năng suất và chất lượng cao, hướng mạnh về xuất khẩu. Chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng nhiều lao động thủ công, tái sản xuất đơn giản là chính sang cơ cấu kinh tế có khả năng thực hiện tái sản xuất mở rộng phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ sở khai thác lao động kĩ thuật và phát triển nền công nghiệp.
Cần gắn kết giữa các khâu từ khai thác, nuôi trồng, bảo quản chế biến thương mại, dịch vụ thành một hệ thống sản xuất thống nhất, linh hoạt, đồng bộ và có hiệu quả
cao. Cân đối lại lực lượng lao động theo hướng chuyển dần lực lượng lao động dánh bắt hải sản ven bờ sang nuôi trồng và khai thác thủy sản ngoài khơi nhằm giải phóng sức sản xuất và phát huy lợi thế so sánh của nghề cá trước thế giới.
3, Giải pháp về môi trường :
Thủy vực là môi trường để thủy sản phát triển cần có những biện pháp thích hợp trong khi đang nuôi trồng đảm bảo môi trường để thủy sản phát triển với năng suất tối đa. Trước khi nuôi trồng cần cải tạo vệ sinh môi trường , cân bằng độ PH khi mưa chuyển mùa cần vãi vôi để làm loãng nồng độ axít , khi có dấu hiệu ô nhiễm cần thay tháo nước hoặc vệ sinh như rê ao, ...
Chế độ chăm sóc thủy sản cũng cần thực hiện đúng quy trình không cho ăn nhiều quá dẫn đến quá trình tích đọng thức ăn làm ô nhiễm thủy vực .
Đối với môi trường nước mặn cần kiểm tra độ mặn phù hợp tùy thuộc vào từng loại con giống .
4, Giải pháp về giống :
Giống thủy sản hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất và nuôi trồng thủy sản vì vậy cần có những biện pháp lai tạo , đột biến gen làm con giống có khả năng thích nghi cao với môi trường sống, ít bị dịch bệnh, đặc biệt với những giống có năng xuất cao và rút ngắn thời vụ .
Đa dạng hóa con giống thích nghi với các môi trường nước mặn , nước ngọt , nước lợ để mở rộng quy mô sản xuất .
5, Giải pháp phiá cầu
Để thúc đẩy ngành thủy sản phát triển nhanh và mạnh nước ta phải mở rộng thị trường cả ở trong nước và nước ngoài. Đặc biệt là thị trường nước ngoài thông qua xuất khẩu. Để xuất khẩu thủy sản nước ta ra thị trường ngoài nước cần một số giải pháp:
-Các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng và quảng bá cho mình một thương hiệu nổi tiếng.
-Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để trau dồi kinh nghiệm cũng như công nghệ.
-Nước ta phải ra nhập vào các tổ chức thương mại quốc tế để giảm rào cản thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam.
-Nước ta cần có những chính sách cụ thể để khuyến khích xuất khẩu thủy sản: ưu đãi thuế, trợ cấp vốn…
-Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu luật chơi của thị trường nước bạn vì hiện nay các doanh nghiệp nước ta rất ít thông tin về thị trường nước ngoài nên dễ gặp những khó khăn khi xuất khẩu
6, Giải pháp phía cung
-Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích phát triển ngành thủy sản
-Ngành thủy sản nước ta hiện nay chủ yếu là đánh bắt và sơ chế vì vậy nước ta cần phát triển theo chiều sâu, đi sâu vào chế biến để số lượng hàng phong phú hơn và chất lượng cũng đảm bảo.
-Ngành thủy sản Việt Nam hiện nay vẫn rất ít vốn đầu tư nước ngoài mà đây lại là ngành có nhiều tiềm năng do đó cần phải kêu gọi nhiều vốn đầu tư hơn nữa từ nước ngoài vào ngành này.