Đặc điểm tình hình và chủ trƣơng xây dựng Đoàn Thanh niên của Đảng

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo xây dựng đoàn thanh niên công sản hồ chí minh tu nam 1997 den nam 2010 (Trang 43 - 58)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Đặc điểm tình hình và chủ trƣơng xây dựng Đoàn Thanh niên của Đảng

Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên

2.1.1. Đặc điểm tình hình và chủ trương xây dựng Đoàn Thanh niên của Đảng

Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010 Đảng CSVN lãnh đạo xây dựng Đoàn Thanh niên trong hoàn cảnh thế giới và Việt Nam có nhiều biến đổi khó lường. Kinh tế tri thức ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan lôi cuốn nhiều nước tham gia. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu, như bảo vệ môi trường, hạn chế về sự bùng nổ về dân số, đẩy lùi bệnh tật về hiểm nghèo, chống tội phạm quốc tế,… đòi hỏi sự hợp tác đa phương. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi, phức tạp và ngày càng căng thẳng. Tuy nhiên, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Khu vực Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương, sau khủng hoảng tài chính – kinh tế, có khả năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định.

Tình hình thế giới và khu vực tác động mạnh mẽ đến Việt Nam và mỗi địa phương, với những cơ hội và thách thức mới.

Ở trong nước, những thành tựu to lớn và rất quan trọng của 15 năm đổi mới làm cho thế và lực của Việt Nam lớn mạnh lên nhiều. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường. Kinh tế tăng trưởng khá (tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 7%/năm). Văn hóa, xã hội có những tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tài nguyên và nguồn lao động có nhiều tiềm năng lớn. Hệ thống chính trị được củng cố vững chắc. Tình hình chính trị - xã hội ổn định. Quan hệ đối

ngoại được mở rộng; hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả. Môi trường hòa bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để Việt Nam tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực (nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường,…) phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH.

Tuy nhiên, những nguy cơ mà Đảng CSVN từng chỉ rõ vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen, tác động đến nhau. Tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin của nhân dân. Mặc dù đã phát triển mạnh mẽ, Việt Nam vẫn còn là nước kém phát triển, mức sống của nhân dân còn thấp… Trong tình hình quốc tế cạnh tranh quyết liệt, nếu Việt Nam không nhanh chóng vươn lên, sẽ càng tụt hậu xa hơn về kinh tế.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được tiến hành từ ngày 19 đến 22 – 4 – 2001 tại Hà Nội. Đại hội IX có nhiệm vụ khiểm điểm, đánh giá những thành tựu và khuyết điểm trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, đề ra những quyết sách cho sự phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, động viên phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vững bước đi vào thế kỷ mới.

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 – 2010: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo định hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao” [19, tr.465].

Bên cạnh việc phát triển kinh tế, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những hành động quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Quán triệt tinh thần đó, Đảng chủ trương: “thực hiện giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục gắn với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội” [19, tr.477]. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội IX nêu rõ phương hướng giáo dục: “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương” [19, tr.477]. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, xây dựng mô hình giáo dục toàn diện nhằm mục đích: “phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [19, tr.487].

Chủ trương của Đảng đối với thanh niên và Đoàn Thanh niên là: “chăm lo giáo dục bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [16, tr.126].

Quan điểm của Đảng về thanh niên trong Nghị quyết Đại hội IX là những định hướng lớn để Đoàn Thanh niên xác định các trọng tâm công tác, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đa dạng hóa các loại hình nhằm giúp Đảng tập hợp, đoàn kết, giáo dục và phát huy tiềm năng to lớn của thanh niên.

Thực hiện chủ trương của Đảng, để tạo điều kiện cho công tác Đoàn và phong trào thanh niên mang lại hiệu quả hơn nữa, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (11-2002) ban hành Nghị quyết Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hội nghị nhấn mạnh một số nội dung về công tác thanh niên như sau: đẩy mạnh giáo dục nhận thức chính trị, giáo dục truyền thống và đạo đức cách mạng, nâng cao giác ngộ lý tưởng và hoài bão cho thanh niên, động viên thanh niên xung kích trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tích cực tạo việc làm cho thanh niên. Khuyến khích thanh niên tự học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm. Tạo điều kiện, cơ hội cho thanh niên có tài năng đi học ở nước ngoài để trở về phục vụ đất nước. Chú trọng bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ

Ngày 29/4/2003, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010”. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên, bước đầu thể chế hóa chủ trương về công tác thanh niên của Đảng trong thời kỳ đổi mới.

Chiến lược gồm bốn phần. Phần thứ nhất về “Tình hình thanh niên, công tác thanh niên hiện nay. Bối cảnh, thời cơ và thách thức đối với thanh niên trong giai đoạn mới”; phần thứ hai: “Quan điểm và mục tiêu phát triển thanh niên”; phần thứ ba: “ Các giải pháp chủ yếu”; phần thứ tư: “Tổ chức thực hiện”.

Trong phần thứ nhất, Chiến lược chỉ ra những đặc điểm cơ bản, những mặt mạnh, mặt yếu của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ hiện nay. Về những mặt mạnh của thanh niên, Chiến lược nhận định: “Trong xã hội ta đang tiếp tục hình thành một lớp thanh niên ưu tú, vững vàng về chính trị, xuất sắc trong các lĩnh vực chuyên môn, kế thừa bản sắc văn hóa dân tộc, tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong thời kỳ mới”

Đồng thời chiến lược cũng chỉ ra rằng, hiện nay thanh niên cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó “Khó khăn lớn nhất của thanh niên hiện nay là vấn đề việc làm, hàng triệu thanh niên khu vực đô thị bị thất nghiêp, tỷ lệ thời gian lao động trong năm của thanh niên khu vực nông thôn chưa được 75%. Những hạn chế cơ bản nhất được Chiến lược chỉ ra như sau: Vấn đề bao trùm là chất lượng nguồn nhân lực trẻ còn nhiều hạn chế so với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trong đó, một số vấn đề nóng bỏng đáng lưu ý là: trình độ ngheeg nghiệp, trình độ khoa học, công nghệ, ngoại ngữ của đa số thanh niên còn thấp. Một bộ phận thanh niên không có hoài bão lớn, dễ bị kích động, có lối sống thực dụng, thích hưởng thụ, lười lao động, sung ngoại, coi thường giá trị văn hóa dân tộc. Tình trạng vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội trong thanh niên diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng.

Có thể thấy việc đánh giá, nhận định về tình hình thanh niên như trên là hết sức nghiêm túc và sát hợp với thực tế, trong đó chỉ ra mặt tích cực và hạn chế của thanh niên Việt Nam. Đây chính là cơ sở, luận cứ của những giải pháp thực tiễn mà Chiến lược vạch ra cho công tác phát triển thanh niên những năm tiếp theo.

Chiến lược đã phân tích những cơ hội, thách thức, thuận lợi và khó khăn của công tác thanh niên. Qua đó, xác định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010 như sau: “Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, trở thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao và phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trên cơ sở đó, các mục tiêu cụ thể được xác định như sau:

Một là, nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm tốt đẹp và đạo đức cách mạng cho thanh niên.

Hai là, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, năng lực khoa học – công nghệ cho thanh niên, nhanh chóng hình thành một lớp thanh niên ưu tú tiêu biểu cho thế hệ trẻ.

Ba là, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên; nâng cao thu nhập cho thanh niên và gia đình trẻ.

Bốn là, nâng cao sức khỏe, đời sống tinh thần, xây dựng nếp sống văn hóa và đẩy lùi tệ nạn xã hội, tình trạng pháp luật trong thanh niên.

Năm là, phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Sáu là, nâng cao năng lực giao lưu, hợp tác quốc tế cho thanh niên, nâng cao vị thế của thanh niên Việt Nam trong hoạt động giao lưu quốc tế thanh niên, góp phần bảo vệ củng cố hòa bình, tăng cường tình hữu nghị và đoàn kết với thanh niên các nước.

Trong sáu mục tiêu nói trên, mục tiêu số một và mục tiêu số hai là quan trọng nhất, trực tiếp hướng tới việc giải quyết hai vấn đề bức xúc nhất của thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH là vấn đề công ăn việc làm và vấn đề tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống.

Phần thứ ba của Chiến lược trình bày một cách có hệ thống các giải pháp thực tiễn để hiện thực hóa các mục tiêu nói trên. Có năm nhóm giải pháp chính là:

- Nhóm giải pháp về chính sách đối với thanh niên.

- Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho sự phát triển thuận lợi của thanh niên.

- Xã hội hóa công tác thanh niên.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác thanh niên. - Lãnh đạo, tổ chức, quản lý.

Nhìn chung, những nhóm giải pháp mà Chiến lược nêu ra đều hướng tới việc giải quyết những vấn đề bức thiết nhất đối với thanh niên Việt Nam trong công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Việc Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010 có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu một nỗ lực kiên quyết ở tầm quốc gia nhằm thể chế hóa và đưa đường lối lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng vào cuộc sống.

Ngày 9/3/2004, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 33/2004/QĐ – TTg, ban hành “Chương trình phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2004 – 2005”.

Chương trình phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2004 – 2005”,

là giai đoạn của một Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010, với trọng tâm là tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc của thanh niên về nghề nghiệp, việc làm, tệ nạn xã hội, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, trình độ khoa học công nghệ và phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự đổi mới mạnh công tác thanh niên của Nhà nước và xã hội. Chương trình phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2004 – 2005, được triển khai bằng 5 chương trình cụ thể sau:

1- Chương trình Giải quyết việc làm cho thanh niên; 2- Chương trình nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của thanh niên; 3- Chương trình phát triển nguồn nhân lực trẻ về khoa học – công nghệ; 4- Chương trình Phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên; 5- Chương trình Bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống cho thanh niên.

Công tác chăm lo bồi dưỡng thể hệ trẻ luôn là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Văn kiện Đại hội VIII, Đại hội IX và các văn kiện của Đảng

về công tác thanh niên thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo cho công tác Đoàn và phong trào thanh niên, đưa công tác thanh niên theo kịp với sự phát triển chung của đất nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4 - 2006) nhấn mạnh: “Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khuyến khích thanh niên tự học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm. Chú trọng bồi dưỡng nguồn cán bộ, đào tạo thanh niên trong lực lượng vũ trang có nghề khi hết thời hạn nghĩa vụ quân sự. Tạo cơ hội cho thanh niên có tài năng đi học nước ngoài về phục vụ đất nước. Thu hút rộng rãi thanh niên, thiếu niên và nhi đồng vào các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm nòng cốt và phụ trách.” [18. tr.119]

Nghị quyết số 25 - NQ/TW ngày 25/07/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Ban Chấp hành TW khẳng định: Từ nay đến năm 2020, tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực và bản lĩnh hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước. Cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo xây dựng đoàn thanh niên công sản hồ chí minh tu nam 1997 den nam 2010 (Trang 43 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)