tỉnh Ninh Bình
Các hình thức nhân dân thực hiện dân chủ cấp cơ sở ở tỉnh Ninh Bình
Thực hiện dân chủ cấp cơ sở là thực hiện phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở cơ sở. Ngoài đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp cơ sở, thì bản thân quần chúng nhân dân là chủ thể trực tiếp trong triển khai thực hiện dân chủ cấp cơ sở. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nhận thức và năng lực của nhân dân có ý nghĩa quyết định đến mức độ đạt đƣợc của dân chủ trong thực tế.
Nhân dân tỉnh Ninh Bình nói riêng và cả nƣớc nói chung, thực hiện quyền làm chủ của mình qua hai hình thức, dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện). Dân chủ trực tiếp là nhân dân trực tiếp tham gia xây dựng và quản lý nhà nƣớc ở cấp cơ sở. Văn kiện Đại hội IX đã xác định các phƣơng thức để thực hiện dân chủ trực tiếp nhƣ: trƣng cầu dân ý, chế độ bầu và bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, hỏi ý kiến nhân dân, thảo luận và lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp, luật, chủ trƣơng, chính sách… chế độ báo cáo, công khai các công việc và minh bạch về tài chính, nhân dân bàn và quyết định những vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, ý tế, an ninh trật tự trên địa bàn. Văn kiện đã đƣợc thể chế hóa bằng Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn mà thông qua đó nhân dân đƣợc bày tỏ ý kiến của mình và tham gia trực tiếp vào công viêc quản lý nhà nƣớc và xã hội.
Thực hiện dân chủ trực tiếp để nhân dân thấy đƣợc trách nhiệm, vai trò của mình, làm cho nhân thấy đƣợc tôn trọng, đƣợc đề cao và tham gia bàn bạc và quyết định các công việc. Khi đƣợc hỏi về việc góp ý kiến, phê bình Chính quyền, đảng viên và các tổ chức cơ sở đảng thì chỉ có 14% là thƣờng xuyên góp ý kiến, phê bình còn có tới 41% trả lời thỉnh thoảng và 39% trả lời đôi khi mới góp ý kiến, phê bình chính quyền, đảng viên và các tổ chức cơ sở đảng
(xem Phụ lục 3). Thực hiện dân chủ trực tiếp đã tăng cƣờng quyền làm chủ của ngƣời dân, chính quyền đã tổ chức các cuộc họp để lấy ý kiến của ngƣời dân, từ đó cùng với nhân dân bạc bạc và đƣa ra các quyết định có lợi cho dân nhất và thuận lợi cho chính quyền và nhân dân trong việc thực hiện.
Dân chủ đại diện (dân chủ gián tiếp) là hình thức mà nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua các cơ quan tổ chức đại diện cho họ, đƣợc nhân dân bầu ra, mà ở đây là HĐND và các đoàn thể chính trị xã hội ở địa phƣơng. Trong đó vai trò quan trọng là của HĐND, nơi ban hành các Nghị quyết để thực hiện pháp luật, giải quyết các vấn đề quan trong ở địa phƣơng, thực hiện chức năng giám sát. Các đại biểu HĐND là những ngƣời đại diện trực tiếp cho nhân dân ở cấp cơ sở, đại biểu phải là những ngƣời thực sự gần gũi, nhấn dân, nắm đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng và giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân.
Các tổ chức chính trị - xã hội cũng phải thể hiện vai trò trách nhiệm trong thực hiện dân chủ đại diện cho ngƣời dân, nhất là Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhƣ hội Phụ nữ, Thanh niên…vừa đại diện cho hội mình và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong vai trò đại diện quyền làm chủ của nhân dân.
Thực hiện quyền dân chủ đại diện thông qua các cuộc bầu cử, nhất là bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu đại biểu Hội đồng nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri và tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đi bỏ phiếu, thực hiện quyền cử tri của mình theo luật định.
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trƣớc khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát trong việc thực hiện dân
chủ ở cấp xã. Những nội dung trong Pháp lệnh dân chủ đã thể hiện hai hành thức dân chủ: trực tiếp và đại điện, nhƣng chủ yếu là dân chủ trực tiếp.
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” - Phương châm nhân dân thực hiện dân chủ cấp cơ sở ở tỉnh Ninh Bình
Để nhân dân thực sự là ngƣời làm chủ, nhân dân phải làm chủ ngay từ cơ sở. Mọi vấn đề của nhà nƣớc, địa phƣơng, cơ sở có lên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi nhận dân đều phải đƣợc biết, đƣợc bàn, đƣợc làm, đƣợc kiểm tra.Thực hiện phƣơng châm này chính là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.Thực hiện công khai đầy đủ, đúng quy định các nội dung cần phải công khai cho nhân dân biết.
Nhân dân đƣợc biết là bƣớc đầu tiên trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Để nhân dân đƣợc làm chủ từ cơ sở, dân đƣợc quyền biết tất cả mọi việc. Trách nhiệm của Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội phải làm cho dân biết “phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một ngƣời dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ đƣợc” [42, tr. 698]. Biết ở đây là quyền đƣợc thông tin một cách trung thực, biết không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ phải biết để bàn, làm và kiểm tra.
Thực hiện “Dân biết” cần nâng cao hơn nữa dân trí, có cơ chế cung cấp thông tin đúng, kịp thời cho nhân dân và xa hơn nữa có thể dự báo tình hình kinh tế - xã hội, sự phát triển của địa phƣơng trong quy hoạch của cả nƣớc, của khu vực và quốc tế để nhân dân biết để chuẩn bị hƣớng sản xuất, kinh doanh.
Trong câu hỏi: Mức độ tiếp cận thông tin của chính quyền về (nội dung công khai) các chủ trƣơng, tình hình kinh tế- xã hội địa phƣơng, các kế hoạch, mức phí…thì có tới 86% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời đã nhận đƣợc thông tin kịp thời, chỉ có 8% là không biết thông tin hoặc thông tin không kịp thời (xem
Phụ lục 3). Về cơ bản, nhân dân đã biết những thông tin có liên quan đề các chủ trƣơng, chính sách… nhƣng với 8% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời không biết cũng là con số lớn, cần phải làm cho toàn bộ nhân dân đƣợc biết những thông tin liên quan đến các chính sách, chủ trƣơng, nhất là của địa phƣơng nơi họ sinh sống.
Những thông tin về đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc công khai đến nhân dân một cách kịp thời, nhanh chóng và rõ ràng.Việc nắm bắt những thông tin về tình hình kinh tế, xã hội ở chính quyền địa phƣơng có tầm quan trọng đối với quyền lợi của nhân dân. Những thông tin đƣợc về các chủ trƣơng phát triển kinh tế của địa phƣơng, quy hoạch sử dụng đất đai, phƣơng án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, định hƣớng sản xuất theo nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN… sẽ giúp nhân dân có thể kiểm tra, giám sát, quản lý các nguồn lực. Ngoài việc làm cho nhân dân biết, cần phải làm cho nhân hiểu rõ quyền làm chủ, vị trí, vai trò của mình trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở bƣớc đầu đã nâng cao nhận thức văn hóa, tƣ tƣởng chính trị trong nhân dân mà trƣớc hết là ý thức dân chủ. Từ quy định nhân dân có quyền đƣợc biết, đƣợc thông tin về các đƣờng lối chủ trƣơng chính sách của Đảng do vậy họ chủ động, tự giác trong các hành vi của mình một cách đúng đắn.
Khi dân đã đƣợc biết, đƣợc hiểu thì phải tạo điều kiện cho nhân dân “đƣợc bàn”. Bàn bạc để phát huy nội lực. Bàn là một khâu quan trọng, cốt lõi của vấn đề dân là chủ, dân làm chủ ở cơ sở. “Dân bàn” tức là bàn để tham gia ý kiến, bàn để quyết định và bàn để thực hiện. Do đó, “bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoachjcho thiết thực với hoàn cảnh địa phƣơng” [42, tr. 698 - 699]. Nguyện vọng của thiết tha của dân là muốn đƣợc tôn trọng, đƣợc bày tỏ ý kiến. Đối
với mọi vấn đề, mọi ngƣời đều đƣợc bày tỏ ý kiến, góp phần tìm ra hƣớng tốt nhất và từ đó họ sẽ tự nguyện thực hiện.
Để thực hiện “Dân bàn” cần tạo ra cơ chế lấy ý kiến của nhân dân rộng rãi. Các cấp chính quyền tùy từng vùng, miền mà có những cách vận dụng quy định đã đƣợc ghi trong Pháp lệnh dân chủ sao cho vừa đảm bảo cái chung, vừa phù hợp cái riêng, cái đặc thù của địa phƣơng.
Trong câu hỏi: Những việc ông (bà) đƣợc bàn đã mang tính cụ thể chƣa? Có 50% ngƣời trả lời cụ thể, rõ ràng, 37% số ngƣời trả lời còn chung chung, 13% trả lời công việc đƣợc bàn còn lấy lệ quan loa, không rõ ràng, còn chung chung, thiếu cụ thể (xem Phụ lục 3). Điều này cho thấy quá trình nhân dân tham gia bàn bạc còn chƣa cao, hoặc chƣa làm cho nhân dân tham gia vào việc bàn bạc để đƣa ra phƣơng hƣớng, cách thức thực hiện nên những việc đƣợc đƣa ra bàn còn có tới ½ số ngƣời trả lời việc bàn bạc mang tính chúng chung, còn qua loa lấy lệ.
Những nội dung chính quyền cho nhân dân biết về các nội dung công khai đƣợc đa số ngƣời đƣợc hỏi trả lời chủ yếu là biết các chủ trƣơng, chính sách, nhất là các dự án, mức đóng góp các lệ phí và đền bù, giải phóng mặt bằng, còn những việc khác họ cũng chƣa thực sự quan tâm.
Quá trình thực hiện dân chủ bƣớc đầu đã tạo ra sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ. Cán bộ, Đảng viên đã biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của dân, khắc phục đƣợc tệ quan liêu, lãng phí, tham ô, nhũng nhiễu. Những vấn đề đƣợc mang ra bàn bạc mang tính cụ thể, rõ ràng không bàn bạc một cách lấy lệ qua loa, hoặc mang tính hình thức tạo ra sự hài lòng cho nhân dân, nhân dân hoan nghênh việc chính quyền địa phƣơng báo cáo kết quả thực hiện. Các cuộc họp bàn chủ yếu là về mức đóng góp xây dựng các công trình công cộng, nhà văn hóa và đƣờng theo các tiêu chí nông thôn mới.
Trong câu hỏi: Những việc nhân dân bàn, chính quyền quyết định có tỉ lệ thống nhất cao không?
Có 42% số ngƣời trả lời thống nhất rất cao, 48% trả lời thống nhất cao, chỉ có10% trả lời thống nhất thấp và rất thấp (xem Phụ lục 3). Qua kết quả trên cho thấy sự đồng thuận, nhất trí một lòng trong việc nhân dân bàn bạc và chính quyền quyết định, chính quyền luôn tôn trọng ý kiến của nhân dân, công việc đƣợc thực hiện theo sự nhất trí cao giữa nhân dân và chính quyền, cùng nhau chung tay xây dựng địa phƣơng.
“Dân làm” là thƣớc đo đích thực của dân chủ, thể hiện trình độ nhận thức về dân chủ và hiệu quả thực tế của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Saukhi dân đƣợc biết, đƣợc bàn bạc xây dựng các kế hoạch của địa phƣơng, họ sẽ dùng sức lao động của mình làm việc một cách tự giác.
“Dân kiểm tra” là quá trình xem xét kết quả của sự lao động của chính họ làm hoặc những việc mà chính nhân dân đã đƣợc biết, đƣợc bàn. Thực hiện kiểm tra là để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Để thực hiện dân kiểm tra, cần làm tốt hơn nữa vai trò của các Ban Thanh tra nhân dân.
Tham gia xây dựng tổ chức đảng, chính quyền cấp cơ sở, đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nếu nhƣ năm 2000 toàn tỉnh mới có 95/144 chính quyền cơ sở đạt danh hiệu “trong sạch, vững mạnh”, chiếm tỉ lệ 66%, thì đến năm 2011 đã có 125/ 146 chính quyền cơ sở “trong sạch, vững mạnh”, chiếm tỉ lệ 85,6%, đặc biệt không còn chính quyền cơ sở xếp loại yếu, kém.
Khi đƣợc hỏi về Pháp lệnh dân chủ có ý nghĩa đối với việc phát huy dân chủ ở cấp cơ sở không? Có 16.5% ngƣời đƣợc hỏi trả lời rất có ý nghĩa và 77.2% trả lời có ý nghĩa, chỉ có 3% trả lời ít có ý nghĩa (xem Phụ lục 3).