Khái quát về cấpcơ sở ở tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Thực hiện dân chủ cấp cơ sở hiện nay (qua khảo sát ở tỉnh ninh bình) (Trang 38 - 41)

Về địa bàn hoạt động của cấp cơ sở ở tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía nam của đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định, phía Tây và

Tây nam giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình. Ninh Bình là cửa ngõ đi vào miền Trung, đi ra vùng Duyên Hải và lên vùng Tây Bắc. Đặc điểm tự nhiên và địa hình của tỉnh Ninh Bình khá đa dạng, phong phú, có cả rừng núi, đồng bằng, vùng bán sơn địa và vùng biển. Trong đó, Kim Sơn là vùng đất mở, hàng năm đất luôn đƣợc bồi đắp thêm ra biển, nên diện tích tự nhiên có điều kiện mở rộng. Do vậy, Ninh Bình vừa là vùng đất cổ, vừa là vùng đất mới.

Trƣớc đây, Ninh Bình là một tỉnh thuần nông. Có tới 80% dân số sống bằng nghề nông, lâm, thủy sản. So với các tỉnh ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Ninh Bình khó khăn hơn trong phát triển nông nghiệp. Diện tích đất thuận lợi cho việc trồng lúa không nhiều. Ngoài phần diện tích đất trồng lúa nƣớc thuận lợi là phần đất trũng hoặc là gò đồi, rất khó khăn cho canh tác cây lúa và hoa màu khác. Địa hình của tỉnh Ninh Bình đa dạng, do vậy, kinh tế nông nghiệp ở đây phát triển theo phƣơng thức đa canh. Vừa trồng lúa nƣớc, vừa trồng lúa nƣơng và nhiều loại cây ra màu khác.

Là tỉnh thuần nông, nên cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chủ yếu là đơn vị xã. Hiện nay, trên toàn tỉnh có 146 xã, phƣờng, thị trấn. Trong đó có 16 phƣờng (chiếm 10,9%), 7 thị trấn (chiếm 4,9%) và 123 xã (chiếm 84,2%) (xem Phụ lục 7). Nhƣ vậy, đơn vị cấp cơ sở ở tỉnh Ninh Bình chủ yếu hoạt động trên địa bàn sản xuất nông, lâm nghiệp, dân cƣ chủ yếu là nông dân.

Mặt khác, giữa các vùng, miền trên địa bàn tỉnh lại có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, địa hình, đặc điểm dân tộc và tôn giáo, đặc điểm kinh tế, do vậy, hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở tỉnh Ninh Bình cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức cũng nhƣ có những thuận lợi riêng.

Về đội ngũ cán bộ cấp cơ sở tỉnh Ninh Bình

Cũng nhƣ hệ thống chính trị cấp cơ sở ở các địa phƣơng trên cả nƣớc, hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Ninh Bình gồm tổ chức đảng cơ sở, chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể cơ sở.

Về tổ chức Đảng cơ sở, toàn tỉnh Ninh Bình có 3.068 chi bộ với hơn 58.000 đảng viên, chiếm 6.4% dân số. Đảng viên của các chi bộ cơ sở phần đông là nông dân, cán bộ hƣu trí và cựu chiến binh, số chi bộ có dƣới 30 đảng viên chiếm đa số, có ít số chi bộ từ 31 - 50 đảng viên và hơn 50 đảng viên. Hiện nay, Ninh Bình không còn thôn, xóm nào trắng đảng viên. Tổ chức cơ sở Đảng rộng khắp, gần gũi, sâu sát với nhân dân là điều kiện thuận lợi để xây dựng Đảng, giữ vũng ổn định kinh tế - xã hội ở địa phƣơng.

Việc phát triển các tổ chức Đảng cấp cơ sở đƣợc Ninh Bình kiên trì triển khai, hàng năm bình quân thành lập thêm 10 tổ chức cơ sở đảng và hàng chục chi bộ mới, trong đó, có các tổ chức đảng của doanh nghiệp tƣ nhân. Chỉ riêng 3 năm 2008 - 2010 đã thành lập mới 36 tổ chức cơ sở đảng, trong đó 7 tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp tƣ nhân. [57, tr.87].

Ninh Bình là điểm sáng trong việc phát triển đảng viên là ngƣời có đạo, đảng viên là chủ doanh nghiệp tƣ nhân. Trong 3 năm từ 2008 - 2010, toàn Đảng bộ đã kết nạp đƣợc 220 đảng viên là ngƣời có đạo, 8 đảng viên là chủ doanh nghiệp tƣ nhân đƣa đảng viên là ngƣời có đạo trong toàn Đảng bộ lên trên 1000 đảng viên. Hiện Đảng bộ có 194 đảng viên là chủ doanh nghiệp tƣ nhân, 48 đảng viên là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

Tƣơng ứng với 146 đơn vị cấp cơ sở, là 146 tổ chức chính quyền (Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân) và các tổ chức chính trị xã hội (Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội Nông dân …) cấp cơ sở.

Do đặc điểm của cơ chế lựa chọn, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, nên đội ngũ cán bộ cấp cơ sở tỉnh Ninh Bình, về cơ bản, không đƣợc đào tạo hệ thống, bài bản về quản lý Nhà nƣớc. Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở hình thành từ nhiều nguồn cán bộ khác nhau (cán bộ nghỉ hƣu, quân nhân xuất ngũ…), cán bộ trƣởng thành từ hoạt động cơ sở, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

Những năm gần đây, phần lớn cán bộ cơ sở đã đƣợc chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, quản lý. Năm 2002, số cán bộ công chức có trình độ đại học, cao đẳng chỉ có 106 ngƣời, thì đến năm 2011, số ngƣời có trình độ đại học, cao đẳng tăng lên 13.455 ngƣời, tăng 118.3%; số ngƣời có trình độ trung cấp năm 2002 là 456 ngƣời, năm 2011 là 1.337 ngƣời, tăng 193,2%; số ngƣời có trình độ sơ cấp năm 2002 là 142 ngƣời đến năm 2011 là 171 ngƣời, tăng 20,4%; đặc biệt số ngƣời chƣa qua đào tạo giảm 71,4% so với năm 2002. [57, tr. 329]. Tiếp tục thực hiện chủ trƣơng “Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ”, đến năm 2015,”… tổng số cán bộ công chức của Tỉnh có trên 21.000 ngƣời, trong đó 18 ngƣời có trình độ tiến sĩ, trên 400 ngƣời có trình độ thạc sĩ, trên 13.000 ngƣời có trình độ đại học, trên 4.000 ngƣời có trình độ cao đẳng, trên 2.600 ngƣời có trình độ công nhân kỹ thuật bậc 5-7, trên 1.800 ngƣời có trình độ cao cấp, cử nhân lý luận chính trị”[56, tr 50 - 54]. Tuy nhiên, việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, về cơ bản, vẫn còn mang tính chắp vá, do vậy, hiệu quả công tác chƣa cao.

Một phần của tài liệu Thực hiện dân chủ cấp cơ sở hiện nay (qua khảo sát ở tỉnh ninh bình) (Trang 38 - 41)