Đội ngũ cán bộ trong triển khai thực hiện dân chủ cấpcơ sở ở tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Thực hiện dân chủ cấp cơ sở hiện nay (qua khảo sát ở tỉnh ninh bình) (Trang 52 - 69)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.1. Thực trạng thực hiện dân chủ cấp cơ sở ở tỉnh Ninh Bình

2.1.1. Đội ngũ cán bộ trong triển khai thực hiện dân chủ cấp cơ sở ở tỉnh Ninh Bình tỉnh Ninh Bình

Đội ngũ cán bộ Đảng trong thực hiện dân chủ cấp cơ sở ở tỉnh Ninh Bình

Vai trò của tổ chức cơ sở Đảng rất quan trọng trong thực hiện dân chủ cấp cơ sở. Đây là lực lƣợng lãnh đạo thực hiện và phát huy dân chủ. Theo kỷ yếu hội thảo Ninh Bình - 20 năm đổi mới và phát triển thì năm 2011 toàn tỉnh có 3.068 chi bộ với hơn 58.000 đảng viên chiếm 6,4% dân số.[57, tr. 87]. Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ Đảng đã tham gia tích cực vào thực hiện dân chủ cấp cơ sở trên địa bàn Tỉnh ở các phƣơng diện sau:

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ Đảng tổ chức quán triệt Quy chế dân chủ cơ sở, Pháp lệnh dân chủ ở xã, phƣờng.

Một trong những quan điểm lớn của Đảng ta trong công cuộc đổi mới đã coi dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng. Do đó, quy chế dân chủ là chính sách lớn của Đảng và đã đƣợc các cấp ủy Đảng nghiêm chỉnh tiến hành quán triệt đến cán bộ chủ chốt địa phƣơng - những ngƣời đầu tàu, cốt cán trong việc thực hiện quy chế dân chủ.

Cấp ủy Đảng đã thực hiện các bƣớc tiến hành quá trình quán triệt: Đảng ủy (mà trƣớc hết là Bí thƣ và phó Bí thƣ… là những ngƣời trực tiếp nghe phổ biến về Quy chế dân chủ từ các hội nghị cấp trên) thống nhất, ra Nghị quyết về lãnh đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở địa phƣơng mình. Nghị quyết này mang tính chủ trƣơng, chỉ ra các nguyên tắc, mục tiêu, nhiệm vụ và tiến độ và phân công thực hiện.

Chuẩn bị và nghiên cứu tài liệu về Quy chế dân chủ, Pháp lệnh dân chủ và các văn bản chỉ đạo của cấp trên.

Cán bộ là gốc của mọi công việc nên việc quán triệt này rất quan trọng để cán bộ hiểu rõ tầm quan trọng của Quy chế dân chủ và nắm đƣợc thực chất quan điểm của quá trình thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở, hiểu rõ nội dung cơ bản của Quy chế dân chủ, nắm bắt đƣợc tinh thần triển khai Quy chế dân chủ ở địa phƣơng mình từ chỉ đạo của Tỉnh ủy. Từ đó, cán bộ mới có thể tiến hành tốt việc tuyên truyền sâu rộng hơn nữa Quy chế dân chủ đến các đảng viên và toàn thể nhân dân

Thứ hai, đội ngũ cán bộ Đảng lãnh đạo việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cấp cơ sở và Pháp lệnh dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn.

Ngay sau khi có Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị, các Nghị quyết 29, 71, 07 và nhất là Pháp lệnh số 34 của Chính phủ và Quốc hội. Ban Thƣờng vụ Tỉnh Ủy đã ban hành Thông tri số 21 - TT/ TƢ ngày 12/ 8/ 1999; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện ở các cấp, các ngành; Ban Thƣờng vụ các huyện, thành, thị ban hành thông tri và triển khai kế hoạch đến cơ sở, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ do đồng chí Bí thƣ hoặc Phó Bí thƣ cấp ủy cùng cấp làm trƣởng ban. Với 7 thành viên đại diện cho lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và một số ban ngành đoàn thể. Các thành viên Ban chỉ đạo phải là những ngƣời đã học tập và nghiên cứu kỹ các tài liệu về Quy chế dân chủ, Pháp lệnh dân chủ, có nhiệt tình trong công tác và nhất là có tín nhiệm với nhân dân, những hoạt động trong công tác và cuộc sống đã mang tinh thần dân chủ, trong sạch.

Cũng từ tinh thần chỉ đạo trên, tổ chức cơ sở Đảng lãnh đạo thành lập các Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở thôn với số lƣợng từ 3 - 5 ngƣời, gồm Bí thƣ chi bộ, Trƣởng thôn, Tổ trƣởng công tác Mặt trận, các ban

ngành đoàn thể… Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế đã chọn 12 xã, phƣờng làm điểm để rút kinh nghiệm và chỉ đạo nhân rộng.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ Đảng lãnh đạo tổ chức tuyên truyền, học tập quy chế dân chủ, Pháp lệnh dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn đến toàn thể đảng viên và nhân dân.

Tổ chức Hội nghị cán bộ từng huyện, xã, phƣờng, thôn để giới thiệu về quy chế dân chủ trong đó các tài liệu đã đƣợc chọn lọc, rút gọn cho dễ nghe dễ nhớ. Một số xã trong tỉnh đã in ấn để phát cho cán bộ đến dự họp. Một số địa phƣơng, tổ chức cơ sở đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị đã sử dụng nhiều hình thức phong phú để tuyên truyền. Ở một số xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình khi đƣợc hỏi bà con biết về Pháp lệnh dân chủ bằng cách nào? Thì nhân đƣợc kết quả trả lời: Qua đài, báo, ti vi là: 14.4%, Đƣợc chính quyền phổ biến: 30.1%, qua sinh hoạt Đảng, đoàn: 18.2%; Trao đổi với ngƣời xung quanh 3%; Từ cán bộ thông tin lƣu động: 8.8%; Từ cán bộ thôn, trƣởng thôn 11.6%; Qua đại truyền thanh xã:13.9%. Từ kết quả trên cho thấy tỉ lệ số ngƣời trả lời đƣợc Chính quyền phổ biến là cao so với các hình thức, phƣơng tiện khác (xem Phụ lục 3).

Thứ tƣ, tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo chính quyền thực hiện dân chủ ở cơ sở

Lãnh đạo thực chính quyền thực hiện Pháp lệnh là quy định rõ những điều khoản để nhân dân biết, nhân dân bàn, nhân dân làm, nhân dân kiểm tra, xác định tiến hành xây dựng cộng đồng dân cƣ, trong đó nổi bật là xây dựng quy ƣớc, hƣơng ƣớc, cách thức bầu trƣởng thôn và các ban an ninh, ban hòa giải, tổ bảo vệ…

Thứ năm, tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo việc kiểm tra, việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở

Việc kiểm tra, giám sát phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, sát thực, kiểm tra là trách nhiệm của tổ chức cơ sở Đảng, nắm đƣợc số lƣợng các xã đã,

đang hay chƣa triển khai, hiểu rõ chất lƣợng triển khai và thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Đến tháng 12/ 1999 có 144/ 144 xã, phƣờng, thị trấn đã triển khai thực hiện quy chế và 1622/ 1622 thôn, xóm, phố xây dựng xong quy ƣớc, hƣơng ƣớc.Đến nay tất cả các xã, phƣờng, thị trấn đã triển khai và thực hiện và xây dựng xong hƣơng ƣớc, quy ƣớc.

Hàng năm, Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy đã tiến hành các cuộc kiểm tra, giám sát theo kế hoạch, thực hiện nghiêm túc, toàn diện các nhiệm vụ theo điều lệ Đảng khóa XI. Nửa đầu nhiệm kỳ 2010 - 2015, cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra 2.231 đảng viên và 1992 tổ chức đảng, giám sát chuyên đề với 1.126 đảng viên và 1.262 tổ chức đảng với các nội dung kiểm tra là chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc, quy chế làm việc của cấp ủy, thực hiện quy chế dân chủ…

Thông qua kết luận kiểm tra đã yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc đối với 3.173 tổ chức, 3.091 cán bộ, đảng viên. Đã thi hành kỷ luật 11 tổ chức Đảng (Khiển trách 9, cảnh cáo 2) và 266 đảng viên vi phạm (khiển trách: 173, cảnh cáo: 54, cách chức: 12, khai trừ: 27) [54, tr. 7].

Các đợt kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đƣợc thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình và đã góp phần tích cực vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng.

Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy đã thực hiện sơ kết rút kinh nghiệm trong toàn tỉnh, sơ kết 3 năm, 5 năm và 10 năm thực hiện quy chế dân chủ.

Đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở trong việc thực hiện dân chủ cấp cơ sở ở tỉnh Ninh Bình

Qua 10 năm thực hiện Pháp lệnh dân chủ chúng ta nhận thấy rằng dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội có đƣợc thực thi hay không phụ thuộc vào mức độ phát huy vai trò, chức năng của hệ thống chính trị cơ sở,

trong đó chính quyền cấp cơ sở giữ vai trò quyết định nhất. Bằng vai trò quản lý, tổ chức xã hội của mình, chính quyền cấp cơ sở đảm bảo cho nhân dân địa phƣơng thực hiện các quyền dân chủ trực tiếp của mình.

Trên thực tế nhân dân các xã đã đƣợc chính quyền thông tin công khai và kịp thời về các vấn đề mang tính nhạy cảm nhƣ quy hoạch đất đai ở xã, dự toán các khoản đóng góp xây dựng công trình phúc lợi… Chính quyền cấp cơ sở cũng đã tổ chức cho nhân dân đƣợc bàn, quyết định trực tiếp các vấn đề đƣợc quy định trong Pháp lệnh dân chủ. Thực hiện tốt chức năng tổ chức, quản lý xã hội của mình chính quyền cấp cơ sở cũng đảm bảo thực hiện tốt quyền làm chủ đại diện của mình, chính bởi vì có những lĩnh vực mà nhân dân không thể trực tiếp thể hiện quyền lực của mình. Mặt khác, không phải mọi vấn đề của đời sống xã hội đều có thể đƣợc đƣa ra trƣớc cộng đồng để xem xét, quyết định.Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy nhân dân thực hiện quyền lực của mình, thể hiện quyền dân chủ của mình thông qua chính quyền cấp cơ sở.Nhƣ vậy, chính quyền cấp cơ sở không chỉ giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho nhân dân địa phƣơng thực hiện những quyền dân chủ trực tiếp của mình mà còn đảm bảo cho họ thực hiện tốt các quyền dân chủ đại diện.Đối với việc thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn - một văn bản pháp luật của nhà nƣớc quy định các quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân thì chính quyền cấp cơ sở có tác động trực tiếp và gián tiếp.Việc thực hiện Pháp lệnh chủ yếu thông qua hoạt động chức năng của chính quyền cấp cơ sở.

Chính quyền cấp cơ sở giữ vai trò chủ yếu trong quá trình tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở. Vai trò chủ yếu đó xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ quả lý xã hội, cũng nhƣ vị trí của chính quyền cơ sở trong toàn bộ hệ thống chính trị cấp cơ sở. Chính quyền cơ sở với vai trò là cơ quan quản lý ở địa phƣơng, là bộ phận quan trọng nhất, là mắt xích đặc biệt quan trọng của hệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thống chính trị cơ sở. Chính quyền cấp cơ sở là tổ chức quyền lực đại diện cho ý chí, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân cho nên vai trò, vị trí của chính quyền cấp cơ sở không giống với vị trí, vai trò của Đảng cũng nhƣ các tổ chức chính trị- xã hội khác trong hệ thống chính trị cấp cơ sở. Do nhân dân trực tiếp bầu nên, chính quyền cơ sở đƣợc xem là trung tâm của hệ thống chính trị cơ sở. Với chức năng của mình, có sự liên hệ với tất cả các thiết chế chính trị - xã hội khác của hệ thống chính trị cơ sở. Nó tác động và chi phối đến mọi tổ chức, cá nhân ở địa phƣơng. Mọi thiết chế chính trị - xã hội khác đều chỉ là lực lƣợng hỗ trợ cho chính quyền cơ sở trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân và cụ thể là thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ở vị trí trung tâm của hệ thống chính trị cấp cơ sở, chính quyền cấp cơ sở giữ vai trò quyết định trong hệ thống chính trị cơ sở. Có thể nói, các quy định trong pháp lệnh dân chủ có thể thực hiện đƣợc hay không phụ thuộc vào hoạt động tổ chức thực hiện của chính quyền cấp cơ sở.Là đại diện tập trung nhất cho các tầng lớp, các giai cấp chủ yếu ở địa phƣơng, chính quyền cấp cơ sở có cơ sở xã hội rộng rãi. Chính cơ sở xã hội rộng rãi đã làm cho chính quyền cấp cơ sở triển khai nhanh và thực hiện tốt các quy định trong pháp lệnh với tƣ cách là một văn bản pháp lý của nhà nƣớc.

Chính quyền cơ sở đã thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã, công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã, thông qua Trƣởng thôn, Tổ trƣởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.Trong câu hỏi Việc tuyên truyền về Pháp lệnh dân chủ đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Thì số ngƣời đƣợc hỏi trả lời là đã đƣợc tuyên truyền sâu rộng chiếm 62.8% số ngƣời đƣợc hỏi.Chỉ có 7.6 % số ngƣời trả lời chính quyền khong tuyên truyền và 11.1 % có ý kiến khác, họ cho rằng họ chỉ nghe thấy tên Pháp lệnh hoặc một số nội dung hoặc biết một số nội dung nhƣng không biết đó là Pháp lệnh dân chủ. (Phụ lục 3).

Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch thực hiện những nội dung công khai, trong đó nêu rõ cách thức triển khai thực hiện, thời gian thực hiện và trách nhiệm tổ chức thực hiện và báo cáo với Hội đồng nhân dân ở địa phƣơng.

Đa số các xã, phƣờng, thị trấn trên địa bản tỉnh đã tổ chức tốt việc lấy ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân nên đã phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của chính quyền và sức mạnh, nội lực của nhân dân trong việc phát triển kinh tế, xã hội ở địa phƣơng. 146 xã, phƣờng, thị trấn trong tỉnh đã gắn việc thực hiện dân chủ với cải cách thủ tục hành chính, tất cả các xã, phƣờng, thị trấn đều có phòng “Một cửa”, thực hiện tốt cơ chế “Một cửa”, giải quyết nhanh gọn thủ tục hành chính. Bên cạnh đó còn có các phòng tiếp công dân và lịch tiếp công dân của lãnh đạo để giải quyết các thắc mắc, yêu cầu của nhân dân.

Một yếu tố quan trọng khác đảm bảo cho chính quyền cấp cơ sở thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở là sức mạnh cƣỡng chế của chính quyền cấp cơ sở. Ở mỗi địa bàn dân cƣ, chỉ có chính quyền cơ sở mới có sức mạnh cƣỡng chế toàn diện. Chỉ có chính quyền cấp cơ sở với hệ thống công an xã mới có thể duy trì trật tự, tổ chức thực hiện tốt các quy định trong pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, cũng nhƣ trấn áp các phần tử lợi dụng dân chủ quá trớn gây mất ổn định ở địa phƣơng. Hơn nữa, chính quyền cấp cơ sở có đầy đủ phƣơng tiện vật chất cần thiết để hiện thực hóa các quy định trong pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Với tƣ cách là chủ sở hữu tƣ liệu sản xuất chủ yếu ở địa phƣơng, chính quyền cấp cơ sở có đủ khả năng đảm bảo những nguồn tài chính, vật chất cần thiết cho việc triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở nhƣ hệ thống thông tin, phát thanh, in ấn…

Khi đƣợc hỏi về mức độ tiếp cận thông tin của chính quyền về (nội dung công khai) các chủ trƣơng, các dự án, các kế hoạch, các mức phí… thì

có tới 86% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời chính quyền đã thông tin kịp thời về các thông tin. Điều này chứng tỏ chính quyền đã công bố kịp thời các thông tin đến ngƣời dân để ngƣời dân biết và có phƣơng án xây dựng, phát triển kinh tế gia đình. (Xem Phụ lục 3).

Giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị nhƣng chính quyền cơ sở luôn luôn chịu sự lãnh đạo trực tiếp và chủ yếu của Đảng bộ cơ sở. Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ Việt Nam 2013 đã khẳng định sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị. Tuy vậy không có nghĩa là Đảng bao biện, làm thay tất cả các công việc của các bộ phận cấu thành khác của hệ thống chính trị. Đối với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, tuy có chịu sự lãnh đạo của Đảng bộ cơ sở, nhƣng chính quyền cơ sở vẫn giữ vai trò quan trọng nhất, bởi vì Đảng bộ cơ sở chỉ để ra chủ trƣơng tổng thể, còn việc cụ thể hóa thành những biện pháp, bƣớc đi lại là trách nhiệm của chính quyền cơ sở. Chính quyền cơ sở là ngƣời tổ chức hiện thực hóa đƣờng lối, chủ

Một phần của tài liệu Thực hiện dân chủ cấp cơ sở hiện nay (qua khảo sát ở tỉnh ninh bình) (Trang 52 - 69)