I. Kết quả đạt được.
Sau khi triển khai các phương pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán thì giáo viên các khối lớp đều nắm được cách thức tổ chức bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán và xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán cho lớp mình. Trong khi xây dựng kế hoạch đã tính đến điều kiện của nhà trường, lớp để triẻn khai thực hiện có kết quả. Kết quả tất cả các lớp trong toàn trường đã tổ chức bồi dưỡng được đội tuyển học sinh có năng khiếu toán tham gia dự thi các cấp. Một số lớp đã có học sinh dự thi đạt giải cao như 4A, 5A, 5B, 4B, 3A, 3B….
Chúng ta có thể nhận thấy rằng:
- Giáo viên và học sinh đã hiểu và phân biệt rõ khái niệm : Năng lực, tài năng, năng khiếu.
- Nội dung nhận thức về học sinh có năng khiếu toán đã triển khai đến tổ chuyên môn, phổ biến trong cuộc họp cha mẹ học sinh.
- Học sinh có ý thức tìm tòi nhiều lời giải khác nhau đối với một số, một tình huống, một bài toán hoặc thích xem xét một vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau.
- Có sự quan sát tinh tế, biết phát hiện nhanh ra các dấu hiệu chung và riêng, mau chóng phát hiện ra điểm nút, tháo gỡ có hiệu quả.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ chiếm lĩnh lượng kiến thức và kĩ năng học toán cho học sinh.
-Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, bồi dưỡng năng lực sư phạm, bồi dưỡng kiến thức kinh nghiệm thực tế, bồi dưỡng các kiến thức bổ trợ.
- Bố trí phân công giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán phù hợp với trình độ giáo viên và yêu cầu nhiệm vụ. Chọn những giáo viên có trình độ kiến thức chuyên môn cao, có khả năng thiết kế nội dung dạy học, ham thích bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán để giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán.
thông qua một số dạng toán cơ bản ở Tiểu học
- Dựa vào định hướng nội dung bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán của sở giáo dục và của phòng giáo dục và đào tạo chọn tài liệu tham khảo để xây dựng chương trình. Ý kiến của giáo viên trong nhà trường phù hợp, sát thực và có tính khả thi cao. Sau khi hình thành sáng kiến,tôi trao đổi với nhóm giáo viên khối 3 - 4 – 5 ở trường và cùng vận dụng khi dạy bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Kết thúc phần học tôi tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập và bồi dưỡng của các em với kết quả cụ thể như sau:
Nội dung Khối Năm học Số HS được Giỏi Khá TB Yếu HS % HS % HS % HS % Giải một số bài toán thông qua một số dạng 5 2012-2013 54 27 49,8 18 33.3 9 16.6 0 0 2013- 2014 45 25 56 15 33.3 5 10.7 0 0 4 2012- 2013 36 18 49.9 12 33.4 6 16.7 0 0 2013- 2014 53 30 57 17 32 6 11 0 0
Kết quả học tập, qua bảng thống kê của 2 năm học tôi thấy kết quả năm học 2013 – 2014 được nâng lên rõ rệt. Quá trình giảng dạy và kết quả học tập thu được nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt trong quá trình bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán. Cũng từ chuyên đề này mà học sinh khá, giỏi đã phát huy hết khả năng của mình đồng thời khích lệ học sinh yếu kém học tốt hơn và cũng từ đó các em say mê, ham thích học môn toán hơn.Trong năm học 2013- 2014, được nhà trường giao nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển toán tuổi thơ, kết quả 6 em được lọt vào vòng 2 cấp huyện và nằm trong tốp 10 em có điểm cao nhất, có 01 em đi giao lưu " toán tuổi thơ" cấp tỉnh đạt giải khuyến khích.
2. Bài học kinh nghiệm.
Thông qua triển khai công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Nhà trường phải xây dựng được một kế hoạch tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu cho tất cả các khối lớp. Kế hoạch phải tính đến điều kiện của nhà trường như cơ sở vật chất, giáo viên, học sinh nội dung và hình thức bồi dưỡng và việc huy động các nguồn lực cho công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán các môn
thông qua một số dạng toán cơ bản ở Tiểu học
- Chuyên môn trường phải tổ chức tốt khâu bồi dưỡng giáo viên trong từng năm học. Chọn những giáo viên có đủ năng lực để bồi dưỡng học sinh năng khiếu
- Ban giám hiệu cần kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học đến các tổ chuyên môn để các giáo viên cụ thể hóa phương pháp bồi dưỡng
- Người giáo viên phải tìm hiếu được thực trạng và nguyên nhân của vấn đề. Từ những nguyên nhân đó người giáo viên phải đưa ra được các giải pháp phù hợp. Có như thế thì hiệu quả dạy học mới đem lại kết quả tốt.
- Giáo viên cần lưu tâm suy nghĩ và tìm tòi để có phương pháp và cách thức giúp học sinh cũng rút ra được kết luận như thế. Từ những kết luận mà qua sự giúp đỡ của giáo viên học sinh tự rút ra được học sinh sẽ rất vui, hứng thú và chắc chắn những điều đó sẽ có “gốc” để “bám rễ sâu” trong trí nhớ của học sinh.
- Khi giúp học sinh nắm kiến thức, giáo viên chỉ mang tính chất gợi mở. Cần phải khai thác vốn sống, vốn hiểu biết, vốn kiến thức có sẵn của học sinh. Từ đó học sinh sẽ tự rút ra kết luận cho chính bản thân mình. Có như vậy học sinh mới nhớ lâu và hứng thú, say mê nghiên cứu tìm tòi và khám phá những điều thú vị của toán học.