Tiếp tục hoàn thiện tố tụng hình sự trong xétxử phúc thẩm Theo quy định của pháp luật hiện hành, ở nước ta thực hiện việc xét xử

Một phần của tài liệu tiểu luận đảm bảo quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự (Trang 29 - 31)

5. Tiếp tục hoàn thiện tố tụng hình sự trong xét xử phúcthẩm. Theo quy định của pháp luật hiện hành, ở nước ta thực hiện việc xét xử thẩm. Theo quy định của pháp luật hiện hành, ở nước ta thực hiện việc xét xử

hai cấp. Thực tế là, có hai Toà án thực hiện việc xét xử phúc thẩm. Đó là các Tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Tòa Phúc thẩm thuộc TANDTC (kể cả Tòa án Quân sự Trung ương).

Phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại các vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo quy định của pháp luật. Mục đích của phúc thẩm là nhằm kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án quyết định sơ thẩm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức xã hội và Nhà nước bị xâm hại. Tổ chức của các Tòa Phúc thẩm thuộc TANDTC hiện đang có nhiều vấn đề cần được nghiên cứu đổi mới. Hiện nay ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều đang có một Tòa Phúc thẩm thuộc TANDTC có trụ sở tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Mỗi Tòa Phúc thẩm đảm nhận một địa bàn xét xử phúc thẩm trên phạm vi lớn, thậm chí đến gần 30 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Vì nhiều lý do khác nhau, mỗi đợt xét xử phúc thẩm tại các địa phương thường kéo dài

trong nhiều ngày, nhiều trường hợp phải hoãn phiên tòa, mất thời gian, công sức trong việc đi lại và tổ chức các phiên tòa lưu động, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả hoạt động xét xử phúc thẩm. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự tồn đọng án phúc thẩm ở Tòa Phúc thẩm TANDTC trong thời gian qua. Vì thế, chúng tôi đồng ý với ý kiến cho rằng, các Tòa Phúc thẩm thuộc TANDTC và Viện Phúc thẩm khu vực thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cần được tổ chức lại. Để giải quyết kịp thời các vụ án hình sự có kháng cáo, kháng nghị, mỗi Tòa Phúc thẩm cần có thẩm quyền phúc thẩm trong phạm vi

5 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Để khắc phục những bất cập, vướng mắc và tồn tại trong thực tiễn phúc thẩm và nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, tuy nhiên, từ góc độ pháp luật tố tụng hình sự, cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTHS hiện hành theo các hướng xác định đúng tính chất của phúc thẩm và đối tượng của xét xử phúc thẩm; mở rộng quyền hạn của Tòa Phúc thẩm, theo hướng xác định lại tính chất và đối tượng của phúc thẩm trong tố tụng hình sự, bổ sung, sửa đổi các quy định về quyền hạn của các cấp xét xử;ban hành đầy đủ văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định BLTTHS sửa đổi về xét xử phúc thẩm.

Đồng thời, cần bổ sung quy định về căn cứ để sửa hoặc huỷ bản án sơ thẩm. Có thể đồng ý với quan điểm cho rằng: Căn cứ để sửa hoặc huỷ bản án sơ thẩm là những vi phạm pháp luật nghiêm trọng chứng minh về tình trạng không hợp pháp hoặc thiếu căn cứ của bản án sơ thẩm. Vì vậy, Tòa án cấp phúc thẩm phải sửa hoặc hủy bản án sơ thẩm khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Việc điều tra hoặc xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ.

b) Kết luận của bản án không phù hợp với các tình tiết thực tế về vụ án;

d) Áp dụng không đúng pháp luật hình sự, dân sự;

e) Hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không tương xứng với tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và nhân thân người bị kết án.

Đặc biệt, đối với trình tự giám đốc thẩm và tái thẩm hiện nay, các quy định về chức năng, quyền hạn của cấp giám đốc thẩm và tái thẩm chưa đủ hiệu lực để khắc phục sớm, kịp thời và dứt điểm các sai phạm nghiêm trọng trong quá trình tố tụng sơ thẩm và phúc thẩm. Tồn tại đó làm cho vụ án bị kéo dài không cần thiết mà không quy được trách nhiệm cho các cấp xét xử.

6. Bảo đảm tuân thủ triệt để các nguyên tắc của tố tụng hình sự : Là mộthướng quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả xét xử. Đây cũng là vấn đề khó

Một phần của tài liệu tiểu luận đảm bảo quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự (Trang 29 - 31)