Cần giải quyết tốt vấn đề tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán và hội thẩm nhân dân đồng thời, hoàn thiện các quy định về quyền năng tố

Một phần của tài liệu tiểu luận đảm bảo quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự (Trang 25 - 27)

hội thẩm nhân dân đồng thời, hoàn thiện các quy định về quyền năng tố tụng của các chủ thể này.

Theo quy định tại Điều 170 (BLTTHS) Bộ luật Tố tụng Hình sự (được thông qua ngày 21/11/2003) thì Toà án nhân dân (TAND) cấp huyện có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và rất nghiêm trọng (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, các tội quy định tại các Điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật Hình sự). Theo số liệu của Toà án nhân dân tối cao (TANDTC), tính đến tháng 8/2009, tổng số Thẩm phán TAND các cấp trong cả nước là 4526 người, thiếu 910 thẩm phán so với chỉ tiêu biên chế được giao, trong đó: Số Thẩm phán TAND cấp tỉnh

chỉ có 1018 người, thiếu 100 Thẩm phán cấp tỉnh so với chỉ tiêu biên chế được giao; số Thẩm phán TAND cấp huyện chỉ có 3401 người, thiếu 797 Thẩm phán cấp huyện so với chỉ tiêu biên chế được giao; Số thẩm phán ở TANDTC (tính đến tháng 8/2009) chỉ có 107 người, thiếu 13 Thẩm phán so với biên chế được giao. Do thiếu nhiều Thẩm phán ở Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh, nhất là ở các Tòa án thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng... nên trung bình mỗi Thẩm phán ở TAND cấp tỉnh và cấp huyện ở các thành phố lớn có tháng phải chủ tọa từ 10 đến 12 vụ/ tháng tức là đã quá tải so với chỉ tiêu xét xử được giao (5 vụ/1 Thẩm phán/ 1 tháng) chưa kể các công việc khác mà họ cần phải tham gia cùng chính quyền địa phương.

Nâng cao chất lượng Thẩm phán cho Tòa án các cấp là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay. Để làm tốt vấn đề này thì cần phải thực hiện các giải pháp: Nhanh chóng hoàn thiện các quy định về tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân; các quy định về quyền hạn của các cấp xét xử;

Cần thiết phải quy định chặt chẽ chế độ, tiêu chuẩn đào tạo, tuyển dụng.

Quy định và tổ chức thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên về trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ thẩm phán và hội thẩm nhân dân.

Quy định chặt chẽ tiêu chuẩn và thực hiện nghiêm túc khoa học công tác bổ nhiệm Thẩm phán và lãnh đạo các cơ quan Tòa án các cấp.

Phân công nhiệm vụ hợp lý, phù hợp với trình độ và năng lực chuyên môn, tăng cường công tác kiểm tra, tạo điều kiện cần thiết để các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Cần mạnh dạn áp dụng các quy định về tổ chức thi sát hạch thường xuyên đối với đội ngũ Thẩm phán. Đối với các Thẩm phán năng lực còn yếu không đạt yêu cầu qua sát hạch, cần có kế hoạch đào tạo lại, phân công nhiệm

vụ khác phù hợp hơn hoặc xử lý kiên quyết trong các kỳ xem xét tái bổ nhiệm.

Các giải pháp về tổ chức nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án hình sự là những biện pháp nhằm kiện toàn, đổi mới quy mô, đổi mới cơ chế quản lý, chế độ quan hệ công tác; tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, nhằm xây dựng trên phạm vi cả nước một hệ thống các Tòa án có cơ cấu tổ chức và biên chế hoạt động có hiệu quả, phù hợp điều kiện phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là biện pháp quan trọng và cấp bách trong tình hình hiện nay, khi mà cơ cấu tổ chức của các Tòa án còn nhiều bất cập.

Tổ chức lại các Tòa án các cấp, nhất là ở cấp huyện và cấp tỉnh, kiện toàn biên chế Thẩm phán và phân công nhiệm vụ theo hướng chuyên môn hóa, cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể trong giai đoạn hiện nay, là một giải pháp cần sớm được tiến hành để nâng cao hiệu quả xét xử.

Tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLTTHS, liên quan đến quyền năng tố tụng và mối quan hệ giữa Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân với các chức danh tư pháp khác, nhằm một mặt bảo đảm tối đa điều kiện thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử, chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân;

Một phần của tài liệu tiểu luận đảm bảo quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự (Trang 25 - 27)