Về thủ tục trình tự giải quyết các vụ án hình sự:

Một phần của tài liệu tiểu luận đảm bảo quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự (Trang 27 - 29)

Cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nhằm quy định rõ ràng, cụ thể về trình tự thực hiện các thủ tục tố tụng của phiên tòa, bảo đảm tính tranh tụng tại phiên tòa và nâng cao hơn tính khách quan, toàn diện của hoạt động xét xử.

Về cơ bản thủ tục phiên tòa sơ thẩm được quy định trong BLTTHS 2003 đã được bổ sung hoàn thiện hơn so với BLTTHS 1988. Ví dụ: Về mặt kỹ thuật lập pháp, những khiếm khuyết trong BLTTHS 1988 như tên Điều

cận các quy định này, đồng thời có thể dẫn đến hiểu nhầm về thủ tục bắt đầu phiên tòa, hoặc quy định thủ tục bắt đầu phiên tòa gồm những công việc như: Giải quyết việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch, Thư ký phiên tòa theo đề nghị (nếu có) của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng; giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch và người giám định; giải thích nghĩa vụ và cách ly người làm chứng; giải quyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt... Như vậy, những sửa đổi, bổ sung mới về thủ tục tố tụng, đã khắc phục được những trường hợp Hội đồng xét xử bỏ sót những thủ tục nào đó.

Việc thực hiện một trình tự tố tụng hợp lý các thủ tục, có tác dụng tăng cường tính khách quan, toàn diện và tạo ra tâm lý xét xử tốt hơn. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi các quy định đã không còn phù hợp trong thực tiễn, ít có ý nghĩa trong việc góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác xét xử. Ví dụ: Việc yêu cầu người làm chứng bắt buộc có mặt đúng lúc tại phiên tòa sẽ không làm cho sự có mặt của ai đó trong số những người tại tòa tác động đến tâm lý khai báo của người làm chứng; hoặc việc thông báo về những người có mặt tại tòa đúng thời điểm, mới có thể phát hiện những người vắng mặt và làm cho việc giải thích quyền lợi, nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng có ý nghĩa quyết định đến nội dung vụ án.v...v...

Về trình tự xét xử phúc thẩm hình sự, các quy định của BLTTHS hiện nay, vẫn chưa thực sự tạo điều kiện thực hiện tranh tụng tại phiên tòa. Thủ tục xét xử phúc thẩm vẫn còn những điểm cần được nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện. Tại Điều 247 quy định "phiên tòa phúc thẩm cũng tiến hành như phiên tòa sơ thẩm" và chỉ bổ sung thêm "trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội

đồng xét xử phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung của kháng cáo hoặc kháng nghị. Khi tranh luận, Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án".

Tuy nhiên, việc quy định như trên còn rất chung chung, cần phải xác định rõ các quy định cụ thể nào về thủ tục phiên tòa bắt buộc phải áp dụng khi xét xử phúc thẩm, bởi có những nội dung công việc chỉ có ở phiên tòa sơ thẩm, mà không có ở phiên tòa phúc thẩm. Về mặt khoa học pháp lý, các thủ tục tố tụng xét xử cũng chỉ quy định tại Phần thứ ba "xét xử sơ thẩm" trong BLTTHS, mà không quy định ở Phần thứ tư "xét xử phúc thẩm". Cho nên, việc tuân thủ trình tự thủ tục xét xử phúc thẩm, về cơ bản cũng chỉ là vận dụng trên cơ sở các quy trình đã có về thủ tục xét xử sơ thẩm, đó là điều bất hợp lý khi tổ chức phiên tòa phúc thẩm, dễ dẫn đến các thiếu sót về thủ tục hoặc tạo ra những tuỳ tiện cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phúc thẩm. Vì thế, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về thủ tục xét xử phúc

Một phần của tài liệu tiểu luận đảm bảo quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự (Trang 27 - 29)