Những yêu cầu đổi mới, hoàn thiện pháp luật về xuất bản ở Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận cao học Đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất bản ở việt nam hiện nay phương hướng và giải quyết (Trang 34 - 35)

Nam

Là phương tiện quan trọng hàng đầu của Nhà nước trong việc quản lý xã hội, pháp luật phải là những chuẩn mực chung, có giá trị thực tế trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhưng mọi dự án luật đều được ban hành trong một thời điểm nhất định, trong khi cuộc sống muôn hình muôn vẻ, ở đó các quan hệ xã hội nhằm trong quá trình chuyển dịch theo các quy luật phát triển của xã hội, đặc biệt trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về xuất bản được đặt ra như một tất yếu. Có thể xem xét các yêu cầu hoàn thiện pháp luật xuất bản về phương diện lý luận và thực tiễn sau:

1. Về mặt lý luận

- Nhận thức thế giới khách quan là một quá trình trong đó việc tiếp cận được các quy luật khách quan phải trải qua nhiều nấc thang, từ xa tới gần, từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ hiện tượng đến bản chất. Dù khó khăn và phức tạp trong việc nhận thức thế giới, nhưng không có gì là “bất khả tri” đối với con người. Chỉ có thể là chưa biết, chứ không có cái gì là loài người không biết. Nhưng con người nhận thức thế giới không chỉ để biết, mà mục đích cuối cùng là nhằm cải tạo nó phục vụ lợi ích của mình. Nhận thức được thế giới khách quan đã khó, nhưng khó hơn vẫn là việc cải tạo nó vì lợi ích của con người.

Trong hoạt động xuất bản, các quan hệ xã hội rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Nó đan xen giữa văn hoá - tư tưởng với kinh tế, giữa lao động sáng tạo của tư duy với lao động sản xuất vật chất, nó xuyên suốt quá trình sản xuất - lưu thông và tiêu dùng xuất bản phẩm. Việc nhận thức đúng và đủ các quan hệ xã hội trong xuất bản để từ đó đề ra được các quy phạm pháp luật phù hợp để điều chỉnh cũng phải trải qua một quá trình.

- Các quan hệ xã hội nói chung, trong đó phần lớn là các quan hệ do pháp luật điều chỉnh không phải là cái gì bất biến, mà nó tồn tại và ổn định trong trạng thái tương đối. Trong sự phát triển của xã hội, có quan hệ xã hội mất đi, có quan hệ xã hội mới xuất hiện. Sự chuyển dịch đó là tất yếu khách quan xuất phát từ

những quan hệ xã hội về xuất bản mà từ đó nhà làm luật đề ra các quy phạm pháp luật, để điều chỉnh các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản cũng không phải hoàn toàn cố định. Nó cũng dịch chuyển theo sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Kinh tế thị trường, ở đó các quan hệ xã hội khác về chất so với các quan hệ xã hội trong cơ chế hành chính, bao cấp. Việc chuyển nền kinh tế sang có chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực chất là quá trình cấu trúc lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu sở hữu, cơ cấu lao động..., từ đó dẫn đến đổi mới sâu sắc văn hoá, giáo dục, khoa học, pháp luật, tâm lý xã hội, v.v... Sự chuyển đổi này dẫn đến sự chuyển dịch của các quan hệ xã hội. Có quan hệ xã hội dã căn bản hình thành, có quan hệ đang trong quá trình chuyển dịch, do sự tác động của Nhà nước về mục tiêu, phương hướng phát triển. Mặt khác, quản lý nền kinh tế thị trường, một tình huống mới, chưa có tiền lệ ở Việt Nam đòi hỏi Nhà nước phải thận trọng trong các bước đi, vừa làm vừa thể nghiệm để chọn lọc. Như vậy, sự chuyển dịch, hình thành và ổn định của các quan hệ xã hội thiếu những điều kiện cần và đủ. Các nhà làm Luật không thể đưa ra các quy tắc phù hợp trong hoàn cảnh đó và như vậy có những “ khoảng trống”, các “cửa bị bỏ ngỏ” về về mặt pháp luật là lẽ đương nhiên.

- Hoạt động sáng tạo, sản xuất, phổ biến và tiêu dùng các sản phẩm văn hoá nói chung, xuất bản phẩm nói riêng có những đặc trưng riêng biệt, káhc các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và tiêu dùng các sản phẩm vật chất thuần tuý. Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì vậy các đặc trưng đó càng được khắc hoạ đậm nét hơn trong quá trình lựa chọn, đưa ra các quy phạm pháp luật. Việc lượng hoá và cụ thể hoá các quy phạm pháp luật là quá trình của nhận thức, của kinh nghiệm và trình độ lập pháp.

2. Về mặt thực tiến

Một phần của tài liệu tiểu luận cao học Đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất bản ở việt nam hiện nay phương hướng và giải quyết (Trang 34 - 35)