Sự hình thành hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật ở Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận cao học Đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất bản ở việt nam hiện nay phương hướng và giải quyết (Trang 27 - 28)

những yêu cầu đổi mới trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. I. Thực trạng pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam.

1. Sự hình thành hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật ở ViệtNam Nam

Liền sau cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ Việt Nam dân chủ công hoà đã tuyên bố bảo đảm quyền tự do dân chủ cho nhân dân, trong đó có quyền tự do xuất bản. Một năm sau (8-1946), trước tình hình chiến sự mở rộng ở miền Nam và đe doạ lan ra miền Bắc, nền độc lập mới giành được bị uy hiếp, Chính phủ xét cần và đã tạm thời đặt chế độ kiểm duyệt để đối phó với tình hình.

Tháng 11/1946 Quốc hội họp kỳ thứ 2 đã thông qua Hiến pháp, bảo đảm các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, trong đó có quyền tự do xuất bản. “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản...”.

Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới với hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và củng cố miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Từ đó chế độ tự do xuất bản được thi hành rộng rãi, không có kiểm duyệt trước khi in. Để hợp thức hoá chế độ tự do xuất bản đã được thi hành trong 12 năm (1945-1957), ngày 18/6/1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc luật số 003/SLt, về chế độ xuất bản, đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự phát triển nền xuất bản Việt Nam. Điều 1 Sắc luật đã ghi: “Quyền tự do xuất bản của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Tất cả các xuất

bản phẩm đều không phải kiểm duyệt trước khi xuất bản, trừ tình thế khẩn cấp, nếu Chính phủ xét cần”.

Xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế - xã hội, để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, hoà nhập với xu thế phát triển của thời đại, Đại hội lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mơí. Hiến pháp 1992 và các đạo luật lần lượt ra đời, thể chế hoá nghị quyết Đại hội VI. Trong không khí lập pháp đó dự án Luật xuất bản đã được Quốc hội khoá IX kỳ hợp thứ ba thông qua ngày 7/7/1993.

Như vậy, từ tháng 7/1993 ở Việt Nam hoạt động xuất bản đã có các quy tắc xử sự trong các quan hệ xã hội về xuất bản ghi tại Luật xuất bản mởi. Những cơ sở pháp lý, hành lang pháp luật đã hình thành, tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản phát triển, việc điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước, kiểm soát và xử lý của các cơ quan tư pháp. Luật xuất bản ngày 7/7/1993 là đỉnh cao của pháp luật về xuất bản ở Việt Nam, nó đã kế thừa được những giá trị tinh hoa của Sắc luật số 003/SLt, ngày 18/6/1957, tổng kết được thực tiễn lãnh đạo và quản lý xuất bản trong 36 năm (1957-1993) của Đảng và Nhà nước ta, đón nhận được những đòi hỏi mới của cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam và nhu cầu hoà nhập trong cộng đồng quốc tế.

Một phần của tài liệu tiểu luận cao học Đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất bản ở việt nam hiện nay phương hướng và giải quyết (Trang 27 - 28)