Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu ngân hàng cho vay tiêu dùng (Trang 26 - 33)

1.4.1. Mẫu nghiên cứu

Để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu thì việc lựa chọn cỡ mẫu thích hợp là rất cần thiết. Về nguyên tắc cỡ mẫu càng lớn thì kết quả nghiên cứu càng chính xác, tuy nhiên cỡmẫu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến chi phí và thời gian thực hiện nghiên cứu. Đối với nghiên cứu này do hạn chế về chi phí thực hiện nên cỡ mẫu được xác định trên nguyên tắc tối thiểu cần thiết để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu. Kích thước mẫu nghiên cứu dự kiến là 300 mẫu, để đảm bảo cỡ mẫu này 320 phiếu điều tra được phát đi.

Việc xác định cỡ mẫu như thế nào là phù hợp còn nhiều tranh cãi về các cách xác định khác nhau như. Theo Maccallum và cộng sự (1999) đã tóm tắt các quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về cỡ mẫu tối thiểu đối với phân tích nhân tố. Theo Kline (1979) con số tối thiểu là 100, Guiford (1954) là 200, Comrey và Lee (1992) đưa ra các cỡ mẫuvới các quan điểm tưởng ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt,1000 hoặc hơn =tuyệt vời.

Trong nghiên cứu này lấy mẫu theo quy tắc của Comrey và Lee (1992) với 32 biến quan sát : n > m*5

Ta có: n : tổng số phiếu điều tra m : tổng số biến cần khảo sát - Số biến khảo sát m=32

- Do đó tổng số kích thước mẫu tối thiểu n 32*5=160

-Xử lý, phân tích dữ liệu: sau khi thu thập được dữ liệu từ phiếu khảo sát, sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê mô tả để tiến hành xử lý dữ liệu, chạy mô hình và các kiểm định.

Thời gian phát phiếu điều tra và thu thập : từ ngày 15/4/2015 đến ngày 15/6/2015.

-Kích thước mẫu phục vụ cho nghiên cứu này dự kiến là 300 mẫu

-Tiêu chuẩn lấy mẫu là các cán bộ hiện đang công tác tại Ngân hàng VPBank và các chuyên gia tài chính ngân hàng có am hiểu về VPBank, lĩnh vực Ngân hàng; mẫu được chọn ngẫu nhiên từ danh sách CBNV Ngân hàng cho đến khi đủ kích thước 300 mẫu.

1.4.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thiết

Nghiên cứu của tác giả đối với sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên các công trình nghhiên cứu trong và ngoài nước. Cụ thể, Althaher và cộng sự (2007) cho thấy những lý do quan trọng nhất về việc sút kém nợ tại các ngân hàng Palestine: kết quả đầy đủ về nghiên cứu tín dụng, thiếu thông tin, thiếu theo dõi khách hàng sau khi cấp cơ sở vật chất, không sử dụng khách hàng cho một khoản vay cho mục đích mà nó đã được cấp, mở rộng phi lý trong đầu tư, và các thay đổi trong hành vi của khách hàng và uy tín. Mức độ rủi ro của khách hàng sẽ có nhiều ảnh hưởng đến sự sẵn lòng cho vay của ngân hàng (Hoff and Stiglitz, 1990).Guido (2008) lập luận rằng sự phân chia tín dụng có thể bắt nguồn từ sự bất lực của con người trong việc xác định mức độ rủi ro của những ứng viên đang muốn vay từ ngân hàng, sẽ có tác động mạnh khi công nghệ mới ra đời. Aqel, 2001 đã làm rõ rằng việc cấp cơ sở tín dụng bao gồm một vài bước là: đảm bảo sự an toàn của các tài liệu pháp lý và được đảm bảo các điều kiện khách hàng tuân thủ hợp đồng, và chắc chắn rằng các nghĩa vụ của khách hàng để thanh toán đúng hạn và cung cấp bảo lãnh và xác nhận. Nghiên cứu của Malla và Thaher, 1999 xác định mức độ chấp nhận của ban quản trị ngân hàng trên các tiêu chí khách quan để đánh giá các điều kiện của khách hàng cho các cơ sở tín dụng trực tiếp, nghiên cứu giải thích rằng người quản lý trong các ngân hàng Jordanian thực tế sử dụng một tập hợp các tiêu chí như tài chính, kế toán, marketing, thương mại, kinh tế và hành chính, nhưng các tiêu chuẩn quy phạm pháp luật là quan trọng hơn so với các tiêu chuẩn khác.

Bảng 1.1. Mô hình nghiên yếu tố ảnh hưởng cho vay tiêu dùng

STT Nhóm nhân tố Kỳ vọng Tác giả

2004 2. Các nhân tố liên quan đến

khách hàng + Althaher và cộng sự (2007) Hussain, 1985 3. Sản phẩm dịch vụ + Levesque và McDougall (1996) 4. Chính sách tín dụng +

Hussain, 1985, (Hoff and Stiglitz, 1990).Guido (2008)

5. Môi trường kinh tế + Tarawneh, 2002

6. Văn hoá doanh nghiệp + Tác giả đề xuất

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp nghiên cứu

1.4.3. Thiết kế thang đo, bảng hỏi

1.4.3.1. Xây dựng thang đo

Khi xây dựng các thang đo lường cần phải đánh giá để đảm bảo chất lượng của đo lường. Đánh giá một thang đo lường dựa trên cơ sở 4 tiêu chuẩn cơ bản: độ tin cậy, giá trị, tính đa dạng, tính dễ trả lời. Trong quá trình đo lường luôn luôn tồn tại hai sai số là sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. Việc giảm thiểu sai số liên quan đến thang đo lường. Một thang đo lường cung cấp những kết quả nhất quán qua những lần đo khác nhau được coi là có độ tin cậy. Đo lường đảm bảo độ tin cậy là cách loại trừ sai số ngẫu nhiên và cung cấp được dữ liệu tin cậy. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đó đo Likert 5 bậc trong việc đo lường các nhân tố tác động đến cho vay tiêu dùng.

Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý/ Rất cao Bậc 4: Đồng ý/ Cao

Bậc 3: Không ý kiến/ Bình thường Bậc 2: Không đồng ý/ Thấp

Bậc 1: Hoàn toàn không đồng ý/ Rất thấp

Với các yếu tố về đặc điểm cá nhân : được kết hợp sử dụng một số thang đo như thang đo định danh đối với các thông tin về giới tính, trình độ văn hóa.

1.4.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi là một công cụ dùng để thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời được sắp xếp theo logic nhất định. Bảng câu hỏi là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người trả lời

trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Thông thường có 8 bước cơ bản sau đây để thiết kế một bảng câu hỏi:

(1) Xác định các dữ liệu cần tìm: Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, để xác định cụ thể tổng thể nghiên cứu và nội dung các dữ liệu cần phải thu thập trên tổng thể đó; ở đây là đo lường các nhân tố tác động đến cho vay tiêu dùng tại VPBank.

(2) Xác định phương pháp phỏng vấn: Tuỳ theo phương pháp phỏng vấn (gởi thư, gọi điện thoại, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng thư điện tử…) sẽ thiết kế bảng câu hỏi khác nhau. Đối với đề tài này tác giả xác định phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua việc người được hỏi sẽ tự trả lời các câu hỏi và sẽ xác nhận lại các phiếu hỏi nếu có vấn đề nào đó không rõ ràng. (Một số trường hợp ở xa tác giả sẽ tiến hành gửi thư điện tử và qua đường bưu điện, sau đó gọi điện thông báo và xác nhận thông tin)

(3) Phác thảo nội dung bảng câu hỏi: Tương ứng với từng nội dung cần nghiên cứu, phác thảo các câu hỏi cần đặt ra. Cần sắp xếp các câu hỏi theo từng chủ điểm một cách hợp lý (Xem chi tiết tại phụ lục 4 của luận văn)

(4) Chọn dạng cho câu hỏi:Có khá nhiều dạng câu hỏi dùng cho thiết kế bảng hỏi; tuy nhiên ở đề tài này tác giả cho câu hỏi dạng thang đo thứ tự Likert với 5 mức thứ tự và; người trả lời chỉ việc đọc các nội dung và tích vào ô có thứ tự họ cho là phù hợp với quan điểm của mình. (Xem chi tiết tại phụ lục 4 của luận văn)

(5) Xác định từ ngữ thích hợp cho bảng câu hỏi:

(6) Xác định cấu trúc bảng câu hỏi: Tác giả sẽ sắp xếp các câu hỏi theo trình tự hợp lý. Câu hỏi này phải dẫn đến câu hỏi kế tiếp theo một trình tự hợp lý, theo một dòng tư tưởng liên tục. Một vấn đề lớn nên phân ra nhiều vấn đề nhỏ. Trong các câu trả lời lại tiếp tục đặt ra câu hỏi phân nhánh để tiếp tục sàng lọc thông tin.Cấu trúc bảng câu hỏi: được bao gồm 5 phần :

-Phần mở đầu: Có tác dụng gây thiện cảm để tạo nên sự hợp tác của người trả lời lúc bắt đầu buổi phỏng vấn.

-Câu hỏi định tính: Có tác dụng xác định rõ đối tượng được phỏng vấn

-Câu hỏi hâm nóng: Có tác dụng gợi nhớ để tập trung vào chủ đề mà bảng câu hỏi đang hướng tới.

-Câu hỏi phụ: Có tác dụng thu thập thêm thông tin về đặc điểm nhân khẩu người trả lời (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp,..)

(7) Thiết kế việc trình bày bảng câu hỏi: Các bảng hỏi được thiết kế trình bày trên 3 trang A3, với cấu trúc như ý (6) đã trình bày và được gửi đính kèm qua thư điện tử và sau đó in trên giấy A 4 để thuận tiện cho việc hỏi, lưu trữ và thống kê. (8) Điều tra thử để trắc nghiệm bảng câu hỏi: Sau khi thiết kế bảng hỏi được gửi trước cho 30 đáp viên (của cuộc điều tra thăm dò trước đây) để xin ý kiến họ một lần nữa và cũng để hiệu chỉnh bảng hỏi lần cuối cùng trước khi triển khai đại trà.

Ký hiệu Các yếu tố ảnh hưởng

Khách hàng

KH1 Uy tín của khách hàng được xem xét khi cấp khoản vay KH2 Tài chính của khách hàng phải phù hợp

KH3 Lịch sử tín dụng của khách hàng được nghiên cứu khi cấp khoản vay KH4 Sự đa dạng của các hoạt động của khách hàng trong tài khoản khi cấp

khoản vay

KH5 Khách hàng cung cấp đầy đủ các thông tin và dữ liệu cho ngân hàng

Chính sách tín dụng

CS1 Tài liệu về các khoản nợ là chính xác và hợp pháp

CS2 Bảo lãnh vay vốn được đánh giá một cách chính xác và tin cậy CS3 Chính sách lãi suất của ngân hàng linh hoạt

CS4 Ngân hàng hỗ trợ khách hàng phương án sản xuất kinh doanh

CS5 Các khoản vay được theo dõi thông qua các báo cáo định kỳ cung cấp bởi khách hàng

Sản phẩm dịch vụ SP1 Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đa dạng

SP2 Sản phẩm tín dụng tiêu dùng phù hợp với thu nhập của khách hàng

SP3 Ngân hàng luôn chú trọng đến phát triển sản phẩm dịch vụ mới

SP4 Chính sách khuyến mãi tri ân khách hàng phát huy hiệu quả

SP5 Chính sách chăm sóc khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ phát huy hiệu quả

Quản lý vốn vay

QL1 Trình độ cán bộ tín dụng đáp ứng yêu cầu công việc

QL2 Công tác lập kế hoạch và giải quyết nợ xấu cho một số khách hàng mang lại hiệu quả

QL3 Quy trình phân tích tín dụng đảm bảo tất cả nội dung

QL4 Công tác thanh tra và giám sát tín dụng triển khai thường xuyên

QL5 Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng chặt chẽ

MT1 Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng

MT2 Chính phủ quyết định ảnh hưởng đến khả năng tài chính của khách hàng

MT3 Tính ổn định của lãi suất tại các ngân hàng trong thời gian dài

MT4 Tỉ lệ thất nghiệp ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng

Văn hóa doanh nghiệp

VH1 HĐQT cam kết thực hiện những gì mình hứa hẹn và đảm bảo đúng những gì mình sẽ thực hiện

VH2 HĐQT, BGĐ, CBNV luôn sẵn sang với công việc, không ngại khó khăn, làm việc hết mình vì lợi ích của tổ chức

VH3 Phong cách, lề lối làm việc chuyên nghiệp

VH4 Thường xuyên có những cuộc đối thoại giữa HĐQT, BGĐ với CBNV đối với vấn đề trong và ngoài doanh nghiệp

1.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

KIểm định độ tin cây của thang đo

Để kiểm định độ tin cậy của thang đo tác giả đã tính toán hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng thể. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy đối với nghiên cứu này thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là sử dụng được.

Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burnstein(1994), hệ số tương quan các biến sẽ có các mức độ phân loại như sau:

- ±0.01 đến ±0.1: Mối tương quan quá thấp, không đáng kể - ±0.2 đến ±0.3 : Mối tương quan thấp

- ±0.4 đến ±0.5: Mối tương quan trung bình - ±0.6 đến ±0.7: Mối tương quan cao

Trong đó các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo.

Phân tích các nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là kỹ thuật sửdụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phân tích nhân tố khám phá phát huy tính hữuích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng nhưtìm ra các mối quan hệ giữa các biến với nhau. Phép phân tích nhân tố của các kháiniệm nghiên cứu được xem xét để cung cấp bằng chứng về giá trị phân biệt và giátrị hội tụ của thang đo.Mức độ thích hợp của tương quan nội tại các biến quan sát trong khái niệmnghiên cứu được thể hiện bằng hệ số KMO (Kaiser – Mever – Olkin). Trị số KMO lớn ( giữa 0.5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố làthích hợp, còn nếu trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khôngthích hợp với dữ liệu.

Đo lường sự thích hợp của mẫu và mức ý nghĩa đáng kể của kiểm định Bartlett‟s Test of Sphericity trong phân tích khám phá dùng để xem xét sự thích hợp của phân tíchnhân tố. Rút trích nhân tố đại diện bằng các biến quan sát được thựchiện với phép quay Varimax và phương pháp trích nhân tố Principle components.Các thành phần với giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích bằng hoặclớn hơn 50% được xem như những nhân tố đại diện các biến. Hệ số tải nhân tố(Factor loading) biểu diễn các tương quan đơn giữa các biến và các nhân tốbằng hoặc lớn 0.5 mới có ý nghĩa.

Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá, tác giả sẽ xem xét lại mô hình nghiên cứu giả thiết, cân nhắc việc liệu có phải điều chỉnh mô hình hay không, thêm, bớt các nhân tố hoặc các giá trị quan sát của các nhân tố hay không?

Một phần của tài liệu ngân hàng cho vay tiêu dùng (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w