VD: Nam công dân Việt Nam (20 tuổi) công tác ở nước ngoài, kết hôn với Nữ công dân nước ngoài (16 tuổi). Giả sử về điều kiện kết hôn, đối với Nam công dân Việt Nam, cuộc kết hôn này hoàn toàn đáp ứng những yêu cầu của luật Hôn nhân & Gia đình Việt Nam (Tuổi; Tình trạng sức khỏe; Không quan hệ trực hệ 3 đời…), đối với Nữ công dân nước ngoài cũng đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật nước sở tại quy định (Luật nước sở tại cho phép nữ kết hôn ở tuổi 16). Và giả thiết rằng, các bên đã tiến hành kết hôn theo nghi thức tôn giáo theo đúng yêu cầu
2.4. Áp dụng
pháp luật nước ngoài
* Các trường hợp được phép hoặc cần phải áp dụng pháp luật nước ngoài:
• Khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật nước ngoài.
• Khi các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận chọn luật nước ngoài.
• Trong trường hợp không có sự dẫn chiếu của QPXĐ cũng như không có việc chọn luật của các bên đương sự, nhưng việc áp dụng pháp luật nước ngoài là cần thiết, thì có thể áp dụng nguyên tắc “Luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tương tự.”
2.4. Áp dụng
pháp luật nước ngoài
* Thể thức áp dụng pháp luật nước ngoài: • Pháp luật nước ngoài cần phải được áp
dụng một cách đầy đủ.
• Bảo đảm pháp luật nước ngoài được giải thích và áp dụng như ở nước mà nó được ban hành.
2.4. Áp dụng
pháp luật nước ngoài
* Các trường hợp không được áp dụng pháp luật nước ngoài (Mặc dù có QPXĐ dẫn chiếu đến hoặc các bên có thỏa thuận chọn luật nước ngoài):
• Khi pháp luật trong nước có quy định bắt buộc phải áp dụng luật trong nước để điều chỉnh quan hệ cụ thể đó. Điều 769 BLDS: Hợp đồng dân sự
“1... Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam...