Miếng vá 2 Tai cẩu

Một phần của tài liệu Ebook công nghệ đóng và sữa chữa tàu thủy phần 2 đh quốc gia TP HCM (Trang 53 - 57)

a) Bằng kích; b) Bằng đòn kéo ốc vít; c) Bằng cách cắt và hàn

g) Sửa chữa chân vịt tàu thủy

Những dạng hư hỏng của chân vịt tàu thủy thường gặp trong thực tế sử dụng là:

1- Cong, gãy hoặc sứt cánh do va đập;

2- Chân vịt bị ăn mòn trong môi trường oxy hóa; 3- Chân vịt bị hư hỏng do hiện tượng sủi bọt.

Trong ba dạng trên, dạng hư hỏng do hiện tượng sủi bọt ngày nay đã có khả năng khống chế được. Tất nhiên đôi khi cũng có thể xảy ra và phạm vi hư hỏng rất trầm trọng nhưng thông thường ở loại chân vịt mới thiết kế và chế tạo. Do đó đối với loạt đầu tiên nên kiểm tra cẩn thận khi sửa chữa tàu trên ụ hàng năm. Nếu phát hiện hư hỏng ở dạng này phải thay đổi hình dáng prôfin cánh như vậy phải điều chỉnh lại thiết kế.

Dạng hư hỏng do ăn mòn thường do hậu quả của hiện tượng ăn mòn điện hóa xảy ra trên bề mặt kim loại dưới ảnh hưởng của môi trường oxy hóa. Ăn mòn chân vịt làm từ đồng thau hoặc đồng thanh trung bình hàng năm vào khoảng 0,05mm. Trong đó các móc ngoài có thể 3,4 lần lớn hơn. Đối với các chân vịt tải trọng nặng cũng có thể độ ăn mòn lớn hơn nhiều. Bề mặt của chân vịt đóng một vai trò rất quan trọng tới độ ăn mòn. Nếu độ sần sùi tăng, độ ăn mòn cũng tăng; trên bề mặt chân vịt có bám sơn hoặc lớp hầu, hà cũng làm tăng độ ăn mòn. Do đó ít nhất là hai năm cần phải đánh sạch và đánh nhẵn lại chân vịt để có thể sử dụng lâu.

Dạng hư hỏng do va đập nhất thiết phải được sửa chữa ngay. Nếu không sửa dù hư hỏng lúc đầu có thể nhỏ nhưng có thể sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài dạng hư hỏng do nguyên nhân sử dụng trên, trong thực tế còn gặp nhiều trường hợp hư hỏng chân vịt do không đảm bảo chất lượng sửa chữa gây ra. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là không nắm được đặc tính nguyên vật liệu dùng để chế tạo chân vịt.

1- Rạn nứt lõi chân vịt: thường xảy ra khi tháo chân vịt khỏi đường trục bằng cách đốt nóng vì lúc đó kết cấu kim loại thay đổi một cách cục bộ, gây một ứng suất khá lớn mặc dù việc đốt đó chỉ xảy ra trong vòng vài phút.

Để đốt nóng cổ trục chân vịt không nên dùng nhiệt độ quá 80oC. Do đó nên dùng hơi nóng.

2- Rạn nứt cánh chân vịt: thường xảy ra khi uốn thẳng cánh nhưng không phải do lực cơ học mà do cơ cấu kim loại bị thay đổi nên trong sử dụng có thể bị gãy không hề biến dạng (rạn nứt giòn).

Công nghệ sửa chữa chân vịt tàu thủy thường bao gồm một trong ba nguyên công chính sau:

Nắn sửa cánh chân vịt. Việc nắn sửa cánh chân vịt bị biến dạng đòi hỏi phải tương đối có kinh nghiệm. Việc nắn sửa cánh bằng phương pháp nóng không nên dùng đối với cánh chân vịt có phần bị uốn cong quá 60o. Tùy thuộc vào nguyên liệu của chân vịt ta quyết định chế độ nhiệt nung cần thiết. Đối với loại đồng thanh mangan nhiệt độ nung cần thiết từ 550÷750oC còn đối với đồng thanh nhôm nhiệt độ nung từ 700÷850oC. Khi nung cần phải nâng nhiệt lên rất từ từ và đều cả về hai mặt của cánh chân vịt. Việc đốt nóng vị trí chân vịt bị cong bằng đèn xì phải rất thận trọng, mỏ hàn xì phải luôn di động vì chỉ cần dừng vài giây chỗ bị đốt sẽ bị chảy và gây rạn nứt sau này.

Thông thường để nắn sửa cánh chân vịt người ta dùng chiếc đinh hai càng có phần lót bằng kim loại mềm, hoặc búa gỗ, búa có lót da. Khi đánh búa phải hết sức thận trọng, không nên đánh trực tiếp vào mặt cánh (tuyệt đối không được đánh búa thép) mà phải có bàn là đệm.

Khi chân vịt đã nguội dưới nhiệt độ nung tối thiểu cần thiết thì không nên nắn tiếp vì có thể hư hỏng chân vịt; muốn nắn tiếp phải nung lại.

Để nắn cánh bị biến dạng tổng thể được nhanh chóng nên tiến hành nắn từ trong ra ngoài, tức là từ bán kính 0,2R nắn trở ra và nắn chỗ dày trước mỏng sau. Khi nắn sửa chân vịt phải kiểm tra các kích thước, thông số chủ yếu và xem xét bề ngoài kỹ càng.

dùng que hàn đồng thanh photpho có thêm 7÷9% thiếc. Trong trường hợp chân vịt được chế tạo từ đồng thanh nhóm có thể dùng đồng thanh nhóm làm vật liệu que hàn hoặc tốt hơn là dùng đồng thanh nhóm có thêm ít nhất là 3% Ni và Fe. Vật liệu đó làm tăng khả năng chống ăn mòn cho mối hàn.

Khi hàn hơi nên dùng thuốc hàn là hàn the (Na2B4O7) có thêm cacbonat kali (K2CO3) hoặc anhydricphotphoric natri (Na2HPO). Đường kính que hàn chọn tùy thuộc vào chiều dày phần cánh nơi bị hàn.

Sau khi nắn và hàn xong, ta phải tiến hành khử ứng suất bên trong bằng cách nung nóng cánh. Khi khử ứng suất dư trong cánh cần phải nung thật đều về cả hai mặt và chỉ nên nung tới nhiệt độ 200oC trở lại.

Chương 5

Một phần của tài liệu Ebook công nghệ đóng và sữa chữa tàu thủy phần 2 đh quốc gia TP HCM (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)