Các ốc lắp ráp (đối với tàu tán đinh); 2 Các mối hàn đính; 3 Các chốt hãm

Một phần của tài liệu Ebook công nghệ đóng và sữa chữa tàu thủy phần 2 đh quốc gia TP HCM (Trang 52 - 53)

Hình 4.37: Phương pháp chốt hãm các miếng vá trên thân tàu Công tác hàn miếng vá được tiến hành theo đúng quy trình hàn đã định (H.4.38) và trước hết dùng đèn xì đốt nóng tới nhiệt độ 200oC mép của miếng vá và tôn vỏ ở gần nơi xuất phát hàn. Công tác hàn phải tiến hành liên tục không để cách quãng do đó phải lần lượt tháo các chốt hãm lắp ráp. Nếu quy phạm yêu cầu ta phải tiến hành hàn cả mặt sau.

Để thuận tiện và an toàn trong khâu vận chuyển. Các miếng vá (cả mới lẫn hư hỏng) ta có thể dùng các quai xách hoặc tai cẩu như trên hình 4.39.

Hình 4.38: Ví dụ về quy trình hàn miếng vá a) Miếng vá chữ nhật; b) Miếng vá tròn

Hình 4.39: Quai xách vá tai cẩu dùng trong vận chuyển các miếng tôn a) Quai xách dùng cho các tấm nhỏ

b) Tai cẩu dùng cho các tấm lớn

f) Nắn phẳng các vị trí lồi lõm trên thân tàu

Trong công tác sửa chữa chúng ta thường gặp hai dạng công tác nắn phẳng sau:

- Nắn phẳng các tấm vá kết cấu hàn giống như đóng mới;

- Nắn phẳng các vết lồi lõm cho thân tàu bị va đập trong quá trình sử dụng.

Nói chung việc loại trừ các vết lồi lõm rất vất vả, ngoài ra do trong tấm có ứng suất lớn, do nung nóng, nắn thẳng, sức bền nguyên liệu giảm sút. Vì vậy trong nhiều trường hợp tốt nhất là thay thế hoàn toàn chỗ đã bị hư hỏng.

Trên hình 4.40 nêu ví dụ về phương pháp nắn thẳng các chỗ lồi lõm. Tại vị trí phồng ta nung bề mặt vật liệu lên tới 1000oC÷1100oC và tiến hành nắn phẳng bằng kích thủy lực hoặc bằng đòn kéo ốc vít. Không nên tiến hành nắn phẳng khi nhiệt độ tấm hạ xuống dưới 700oC. Ngoài phương pháp trên, có thể dùng phương pháp cắt và sau đó hàn lại (H.4.40c).

Một phần của tài liệu Ebook công nghệ đóng và sữa chữa tàu thủy phần 2 đh quốc gia TP HCM (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)