Thân ép 2 Lưỡi giằng

Một phần của tài liệu Ebook công nghệ đóng và sữa chữa tàu thủy phần 2 đh quốc gia TP HCM (Trang 41 - 45)

2- Lưỡi giằng 3- Chốt 4- Tôn bao

hướng lắp đặt ở phía dưới, còn lắp từ dưới lên thì đặt các tấm đó ở phía trên;

Hình 4.17: Cách đặt các tấm dẫn hướng để lắp ráp tấm mới từ trên xuống

+ Chuyển tấm mới thay tới vị trí lắp đặt bằng cẩu và thiết bị kẹp (H.4.16b);

+ Rà hai mép đã được gia công hoàn chỉnh trên tấm mới với các mép tương ứng trên thân tàu;

+ Cắt lượng dư. Việc cắt lượng dư trên tấm mới tiến hành thuận tiện nhất là từ phía trong thân tàu vì ta có thể dựa vào mép cửa các tấm cũ trên thân tàu vạch đường cắt. Trong trường hợp không thể cắt từ phía trong lúc đó phải vạch dấu ra phía ngoài bằng thiết bị vạch dấu chữ U (H.4.18). Công tác vạch dấu do hai công nhân thực hiện: một người ở phía trong, một người ở phía ngoài. Người trong rà mép tấm trên thân tàu với mép của thiết bị vạch dấu. Người phía ngoài vạch dấu;

Hình 4.18: Vạch dấu bằng thiết bị vạch dấu chữ U

+ Định vị tấm mới trên lỗ khoét bằng phương pháp hàn dính, thiết bị ép bằng ốc vít, thiết bị giằng, chêm... (H.4.19).

Hình 4.19: Các phương pháp định vị tấm mới trên lỗ khoét ở thân tàu a) Hàn đính; b) Chêm; c) Thiết bị giằng; d) Thiết bị ép đinh ốc Yêu cầu lắp ráp đối với tôn bao dày từ 6÷30mm:

- Chênh lệch mép ≤ 0,5mm;

Hình 4.20: Hàn đắp một phía để sửa khe hở hàn

Hình 4.21: Phương pháp hàn lùi a) Mối hàn dài từ 05÷2m

b) Mối hàn dài trên 2m Thường thường trên tấm mới nên vạch sẵn trình tự hàn để công nhân có thể thực hiện tốt quy trình và đỡ mất công xem quy trình sau mỗi lần hàn.

Tất cả các mối hàn dài trên 0,5m đều phải tiến hành hàn theo phương pháp lùi. Các mối hàn dài trên 2m phải tiến hành từ giữa ra dần hai phía (H.4.21).

Để rút ngắn thời gian hàn, đối với mối hàn dài trên 2m nên sử dụng một lúc hai thợ hàn.

Trên hình 4.22 nêu ví dụ về trình tự hàn khi thay thế một tấm, còn trên hình 4.23 khi thay nhiều tấm.

Hình 4.22: Trình tự hàn một tấm mới lên thân tàu (chữ số biểu thị trình tự hàn)

Hình 4.23: Trình tự hàn nhiều tấm mới lên thân tàu (hàn các đường sườn như trình tự trên hình 4.22 và lần lượt hàn cho từng tấm một)

b) Thay thế đường sườn bị hư hỏng Trong trường hợp cả đường sườn bị hư hỏng, nếu vị trí bị hư hại kéo trên một chiều dài lớn thì nên thay cả đường sườn, còn nếu hư hỏng ít thì có thể thay từng đoạn nhưng phải lưu ý sao cho mối nối đường sườn mới với đường sườn cũ trên tàu và mối nối tôn bao mới với tôn vỏ cũ phải so le nhau một khoảng ít nhất 300mm và không nên nằm trên cùng một mặt phẳng nghĩa là cứ có một đường sườn mới nhô ra khỏi tôn bao mới thì cũng có một chiếc thụt vào phía trong tôn vỏ mới (H.4.24).

c) Thay thế kết cấu hư hỏng bằng phương pháp phân đoạn Thông thường khi cả vỏ và đường sườn bị hư hại người ta dùng ngày càng phổ biến phương pháp thay phân đoạn. Phương pháp này bảo đảm nâng cao chất lượng và giảm thời gian sửa chữa vì phân đoạn mới được gia công một cách thuận tiện trong phân xưởng vỏ. Trở ngại chính của phương pháp này là đòi hỏi sức nâng lớn của cần cẩu trên ụ.

Trong phương pháp thay thế phân đoạn; cả phân đoạn mới được gia công hoàn chỉnh trong phân xưởng vỏ, sau đó được đưa lắp đặt và hàn trên tàu (H.4.26).

Một phần của tài liệu Ebook công nghệ đóng và sữa chữa tàu thủy phần 2 đh quốc gia TP HCM (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)