Chọn số lượng và công suất MBA tự dùng dự trữ

Một phần của tài liệu Giáo trình nhà máy điện phần 2 đh bách khoa đà nẵng (Trang 47 - 49)

- Mạng trung tính cách điệ n:

6.2.2.Chọn số lượng và công suất MBA tự dùng dự trữ

TỰ DÙNG TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP

6.2.2.Chọn số lượng và công suất MBA tự dùng dự trữ

Như đã trình bày ở trên, để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho tự dùng ngoài tự dùng chính còn phải có nguồn điện tự dùng dự trữ. Trong nhà máy nhiệt điện trích hơi có thiết bị phân phối ở cấp UF, máy biến áp tự dùng làm việc được nối với thanh góp cấp UF có liên hệ với hệ thống qua biến áp liên lạc B1 (H.6-3).

Trong trường hợp máy phát F1 bị cắt ra thì tự dùng vẫn được cung cấp qua BATD. Khi BATD bị sự cố thì hai máy cắt MC2 và MC3 cắt ra, sau đó tự động đóng nguồn tự dùng dự trữ (TĐD) đưa tín hiệu đóng MC6 và MC4, BATD dự trữ được đưa vào làm việc để cung cấp điện cho tự dùng. Khi ngắn mạch trên thanh góp cấp UF thì MC1 và MC7 bị cắt ra, lúc này bảo vệ rơ le điện áp thấp sẽ cắt MC3, MC2 sau đó TĐD đưa tín hiệu đóng MC6 và MC4.

Hình 6 - 3

Chú ý: Khi máy biến áp tự dùng làm việc bị sự cố thì máy biến áp tự dùng dự trữ phải được đóng tức thời để duy trì sự làm việc bình thường cho thanh góp tự dùng do đó

yêu cầu tổ nối dây của máy biến áp tự dùng làm việc và tự dùng dự trữ phải phối hợp với nhau sao cho điện áp trên thanh góp tự dùng dự trữ và điện áp trên thanh góp tự dùng làm việc phải đồng pha.

Ở các TTNĐ có sử dụng thiết bị phân phối cấp UF, khi số biến áp tự dùng làm việc nhỏ hơn hoặc bằng 6 thì chỉ cần đặt 1 MBATD dự trữ, còn nếu lớn hơn 6 thì chọn 2 MBATD dự trữ.

Ở TTNĐ dự trữ cho cấp 0,4 KV cũng được lấy qua MBA 6/0,4KV. Số lượng máy biến áp được chọn theo nguyên tắc trên, và chọn công suất MBA ≤ 1.000KVA.

Trong các nhà máy nhiệt điện nối bộ , thì máy biến áp tự dùng dự trữ được nối vào thanh góp điện áp cao (H.6-4).

MBA tự dùng dự trữ phải thay thế được bất kỳ một MBA làm việc nào khi cần sửa chữa. Ví dụ, nếu BATD1 bị cắt ra khỏi bộ, bộ B1 làm việc với toàn bộ phụ tải, thì khi đó phân đoạn tự dùng PD1 được cung cấp từ BATD dự trữ.

Hình 6 - 4

Tình trạng làm việc này có thể kéo dài trong suốt thời gian sửa chữa BATD1, trong lúc này nếu xảy ra sự cố một bộ khác, chẳng hạn B2, để đảm bảo cho bộ này ngừng làm việc thì đảm bảo cung cấp điện cho hàng loạt các cơ cấu tự dùng của bộ này. Do đó MBATD dự trữ phải tải thêm lượng công suất này. Sau khi bộ số 2 ngừng, phải khởi động tổ máy khác đang nghỉ, chẳng hạn B3, để khởi động B3 thì phải lấy điện tự dùng từ BATD dự trữ. Vì vậy máy biến áp này không chỉ làm nhiệm vụ dự trữ cho MBA tự dùng làm việc mà còn phải đảm bảo cấp điện tự dùng khi dừng hay khởi động một tổ máy khác, nên nó còn gọi là máy biến áp tự dùng dự trữ khởi động.

Để đảm bảo điều kiện này, công suất BATD dự trữ phải chọn lớn hơn hoặc bằng 1,5 lần công suất phụ tải cực đại của TD làm việc, và phải chú ý đến khả năng quá tải bình thường của BATD dự trữ vì nó thường nghỉ hoặc non tải.

Ngoài ra còn phải chú ý đến điều kiện tự khởi động các động cơ tự dùng.

Khi BATD làm việc bị cắt ra (khi đó các động cơ vẫn còn nối vào phân đoạn tư dùng) tốc độ động cơ giảm dần, thời gian tự dùng mất điện thường từ (1 - 2,5)s. Khi

nguồn tự dùng dự trữ được đóng vào dưới tác dụng của thiết bị tự động đóng nguồn dự phòng TĐD (ABP) thì các động cơ không bị cắt ra đồng thời tăng tốc độ. Hiện tượng này gọi là hiện tượng tự khởi động của các động cơ. Dòng khởi động của các động cơ không đồng bộ rất lớn dẫn đến tăng tổn thất điện áp trong cuộn dây của máy biến áp tự dùng dự trữ, do vậy điện áp trên phân đoạn tự dùng giảm nhiều so với định mức có thể làm các động cơ không tự khởi động được, dẫn đến việc phải dừng cả bộ. Để đảm bảo điều kiện tự khởi động của các động cơ cần phải giảm ngắn thời gian mất điện, khi cắt BATD chỉ cho phép còn đóng một số động cơ của các cơ cấu tự dùng quan trọng, còn những động cơ không quan trọng phải cắt ra và cần phải giảm điện kháng của máy biến áp tự dùng dự trữ. Nhưng điều này lại mâu thuẩn với việc hạn chế dòng ngăn mạch, và vì vậy chỉ dùng các BATD có Un% ≥ 13%.

Phương pháp dự trữ cho tự dùng như trên gọi là dự trữ rõ (nguội) vì có MBA dự trữ riêng bình thường không làm việc.

Ngoài ra còn có phương pháp dự trữ kín (nóng), bình thường các MBATD làm việc song song, nhưng khi một MBA sự cố thì các máy còn lại với khả năng quá tải sự cố cho phép vẫn đảm bảo tải được cả công suất tự dùng của phân đoạn vừa mất.

6.3. Sơ đồ nối điện tự dùng của nhà máy điện và trạm biến áp

Một phần của tài liệu Giáo trình nhà máy điện phần 2 đh bách khoa đà nẵng (Trang 47 - 49)